9. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
U.D. Usinxki - nhà GD học người Nga cho rằng: “Muốn giáo dục con người về
mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Nếu hiểu rõ HS thì mới thực hiện được
chức năng quản lý giáo dục toàn diện học sinh lớp học, lựa chọn được những biện pháp tác động phù hợp, mới biến quá trình giáo dục của GV thành quá trình tự giáo dục của HS với tư cách HS là chủ thể của quá trình GD, mới đánh giá đúng đắn và chính xác chất lượng và hiệu quả của GD. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD vừa là nội dung, vừa là điều kiện để làm tốt công tác của GVCN lớp. [44]
* Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: số lượng, tên, tuổi của từng HS trong lớp;
- Đặc điểm tình hình của lớp: phong trào, truyền thống, khó khăn, thuận lợi, chất lượng giáo dục chung, chất lượng học tập, từng mặt giáo dục cụ thể; bầu không khí, quan hệ XH...
- Đội ngũ GV giảng dạy tại lớp: uy tín, khả năng, trình độ...
- Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của lớp trong trường (đầu cấp, cuối cấp...)
- Đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương. - Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS:
+ Sơ yếu lý lịch (họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích năng khiếu...) + Hoàn cảnh sống của HS (điều kiện kinh tế của gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ, điều kiện học tập, bầu không khí gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình KT - XH, an ninh trật tự, môi trường giáo dục tại địa phương nơi cư trú...)
+ Đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HS trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội...
+ Những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và XH của HS theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi.
những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS. Đặc biệt, đối với HS cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến cá biệt để có giải pháp tác động phù hợp, kịp thời.
* Cách thức tìm hiểu đối tượng GD:
- Nghiên cứu hồ sơ HS: Gồm học bạ, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, các bản nhận xét đánh giá HS của các GV cũ, sổ điểm... Đây là bước tiếp cận đầu tiên nhằm tìm hiểu sơ bộ những nét cơ bản nhất ở mỗi HS.
-Đàm thoại, trò chuyện trực tiếp với HS, GV bộ môn, GVCN cũ, cha mẹ HS, bạn bè..., những người có liên quan khác với HS để tìm hiểu những vấn đề cá nhân học sinh đó.
- Quan sát: Theo dõi trực tiếp, thường xuyên một cách khách quan những biểu hiện về thái độ, hành vi của trong mọi hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, trong cuộc sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường...
- Thông qua các sản phẩm do HS làm ra như bài kiểm tra, sáng tác, làm đồ dùng học tập, các sản phẩm lao động khác.
- Thông qua một số phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, giáo dục học như điều tra bằng Test.
* Thu thập và xử lý thông tin:
- Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vào Sổ chủ nhiệm hay Nhật ký GVCN.
- Phối hợp các cách thức tìm hiểu để có “bức tranh chung” có hệ thống về đối tượng.
- Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết luận chính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tính trong đánh giá đối tượng giáo dục
Tóm lại, tìm hiểu HS là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi GVCN phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng thương yêu HS sâu sắc. [31]