9. Cấu trúc của luận văn
2.6.1. Đánh giá chung thực trạng công tác chủ nhiệm lớp
* Những thuận lợi, điểm mạnh trong công tác chủ nhiệm lớp
Từ kết quả điều tra khảo sát trong CBQL, GVCN, phụ huynh và HS cũng như qua tìm hiểu nguồn thông tin từ các trường THCS ở huyện Bắc Bình cho thấy đội ngũ GVCN có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; chấp hành tốt mọi chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn mẫu mực trong lối sống, yêu nghề, thương yêu và tôn trọng HS.
Đội ngũ giáo viên các trường THCS nói chung và đội ngũ GVCN lớp trên địa bàn huyện Bắc Bình nói riêng đa phần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, luôn nêu cao ý thức tự học, tự nghiên cứu. Nhiều thầy, cô giáo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, yêu nghề, có tâm với sự nghiệp giáo dục, được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu, quý mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh nói theo, đồng nghiệp mến phục. Họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Đội ngũ GVCN lớp đều thông hiểu quy chế chuyên môn, mục tiêu giáo dục, thực hiện đủ các chương trình giáo dục như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt, từ đó, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng học sinh.
GVCN lớp có khả năng giao tiếp, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, GDHS trong lớp và HS toàn trường, phối hợp với PHHS để quản lý, phối hợp, trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp để nắm bắt tình hình học sinh. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho PHHS và nhận được những thông tin cần thiết của HS từ gia đình.
BGH rất chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ GVCN, đặc biệt GVCN luôn nhận được sự phối hợp hoạt động, hỗ trợ của các tổ chuyên môn, Đoàn, Đội trong nhà trường.
* Những khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp
Các kế hoạch chủ nhiệm của các GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS thường không cụ thể. Như vậy, có thể nói rằng HT chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại, bất cập, nhiều GVCN cảm thấy khó và rất khó lên kế hoạch một cách hiệu quả.
Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.
GV làm công tác CNL đã được BGH nhà trường quan tâm lựa chọn với các tiêu chí được sự đồng thuận của nhiều cán bộ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên, việc bố trí GVCN ở một số trường THCS hiện nay vẫn chưa thật sự căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm chủ nhiệm mà vẫn còn bố trí GV có ít tiết giảng dạy đảm nhiệm nên GVCN ít
có điều kiện để nắm bắt tình hình HS tốt hơn, điều này phần nào đã hạn chế công tác QL, GDHS.
Sự phối kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa thực sự chặt chẽ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường. Có trường đóng trên địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn, nhiều phụ huynh vì kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa. Điều này gây nhiều trở ngại cho GVCN khi tìm hiểu gia đình HS, khi cần kết hợp với PHHS trong công tác GD.