Tình hình phát triển giáo dục đào tạo huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 44 - 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục đào tạo huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

ở phía bắc, có quốc lộ 1A đi ngang qua nên giao thông rất thuận lợi. Phía Bắc huyện Bắc Bình giáp với huyện Tuy Phong, phía Tây huyện Bắc Bình giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Huyện Bắc Bình giáp với biển Đông, phía Đông Nam Bắc Bình giáp thành phố Phan Thiết, phía Nam Bắc Bình giáp với huyện Hàm Thuận Bắc, từ TP. Hồ Chí Minh ra Bắc Bình khoảng 450 km, Bắc Bình cách Phan Thiết khoảng 80km theo hướng Nam-Bắc.

Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hoá Chăm Pa đặc sắc. Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa: múa quạt, múa đội nước, múa Siva (cung đình) và nhiều thể loại khác vẫn còn lưu giữ và phát huy.

Tình hình kinh tế - xã hội trong huyện phát triển ổn định; tổng diện tích gieo

trồng toàn huyện được trên 60 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực ước đạt 227 nghìn tấn. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được quan tâm thực hiện; đã thành lập mới 3 hợp tác xã về thanh long Việt GAP, nông sản Việt GAP và mít sạch Ba Hữu; Thu ngân sách nhà nước được 250 tỷ đồng; trồng rừng hơn 1 nghìn ha; Xay xát lương thực đạt 40.450 tấn, chế biến hạt dưa - đậu phụng 800 tấn, sản xuất gạch 45 triệu viên, nước mắm 300.000 lít, nước đá cây 11.500 tấn… sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm và còn quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào gia công chế biến thủ công. Với 4 cụm công nghiệp hiện có (tổng diện tích 122 ha), nhìn chung hoạt động sản xuất tiếp tục được duy trì. Trong nhưng năm qua, địa phương đã thực hiện đạt và vượt 10/10 chỉ tiêu đề ra. Địa phương đã tập trung thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút một số dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cơ bản ổn định. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 28/40 chỉ tiêu, đã có thêm nhiều xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; phong trào làm giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ được chú trọng.

Hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện có bước chuyển biến ngay sau khi Ban Quản lý Điểm du lịch Bàu Trắng được thành lập theo hướng chuyên trách đi vào hoạt động. Hiện nay địa phương đã có thêm 04 dự án du lịch đang triển khai thực hiện.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục- đào tạo huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận Thuận

Trong những năm qua, cùng với phát triển KT-XH của huyện, sự nghiệp GD&ĐT đã đạt được những thành tựu đáng kể; quy mô, mạng lưới trường lớp ổn định cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện và phù hợp với điều kiện thực

tế của từng địa bàn dân cư. Giáo dục Mầm non ngày càng đi vào ổn định; GD phổ thông phát triển mạnh ở tất cả các cấp học; GD vùng dân tộc phát triển nhanh và đồng bộ. Nhờ đó, giáo dục huyện Bắc Bình đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển GD.

Hệ thống trường lớp được mở rộng và từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của mọi đối tượng. Cở sở vật chất, thiết bị dạy học không ngừng được quan tâm đầu tư đồng bộ và hiện đại. Hiện nay số phòng học, phương tiện, thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện nghe nhìn, thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin vào QL và dạy học được quan tâm trang bị.

Do có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, kinh tế xã hội đang có chiều hướng phát triển tốt nên ngành GD&ĐT huyện Bắc Bình cũng đang phát triển kịp và vượt so với các huyện, thị xã trong tỉnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT huyện Bắc Bình luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp của các Ban, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan; nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và thực hiện kịp thời, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp GD&ĐT đáp ứng được nhu cầu dạy – học ở tất cả các cấp học, bậc học góp phần đáng kể vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho huyện nhà. Có thể khái quát như sau:

* Về quy mô trường, lớp: Toàn huyện Bắc Bình hiện có 18 trường trung học cơ sở. Các xã, thị trấn đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Trong năm học 2019-2020 có tổng số lớp là 255 lớp và 7847 học sinh.

* Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục:

Đội ngũ cán bộ quản lý THCS ở 18 trường trên địa bàn khảo sát hiện có 40 người, tất cả cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn, tỷ lệ 100%, có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức tốt, sáng tạo trong tổ chức, quản lý, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giáo viên có 509 người, 100% đạt và vượt chuẩn (vượt chuẩn 61%), trong đó có 358 nữ. Về tỷ lệ thực tế là 2,0 GV/lớp, theo chuẩn THCS định mức là 1,9 GV/lớp, với tỷ lệ này thì sự phân bố GV ở các bộ môn vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, CBQL, GV và HS THCS Năm học Số Số lớp Số HS Số HS Số Số Định mức trường BQ/lớp CBQL GV GV 2017-2018 18 250 7650 30,6 40 501 2,0 2018-2019 18 253 7734 30,6 40 501 2,0 2019-2020 18 255 7847 30,7 40 509 2,0

(Nguồn từ Chuyên môn Phòng GD&ĐT huyện Bắc Bình)

Từ số liệu ở bảng 2.1 cho thấy quy mô phát triển khá ổn định, trong những năm học gần đây số trường học THCS không tăng.

* Về chất lượng học sinh:

Bảng 2.2. Chất lượng hạnh kiểm và học lực của học sinh THCS

- Hạnh kiểm

Tổng số học

sinh

Hạnh kiểm

Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2017-2018 7650 4734 61,9 2401 31,4 510 6,6 5 0,07 2018-2019 7734 4812 58,0 2497 32,3 423 5,5 2 0,03 2019-2020 7847 5007 63,8 2522 32,1 315 4,0 0 0

(Nguồn từ Chuyên môn Phòng GD&ĐT huyện Bắc Bình)

- Học lực

Tổng Học lực

số học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Năm học sinh

SL % SL % SL % SL % SL %

2017-2018 7650 1432 18,7 2639 34,5 3011 39,4 510 6,6 58 0,8 2018-2019 7734 1634 21,1 2703 34,9 2859 37,0 492 6,4 51 0,7

2019-2020 7847 1771 22,6 2749 35 2907 37,1 385 4,9 34 0,4

Từ số liệu ở bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt và xếp loại học lực khá, giỏi tăng rõ rệt. Năm học 2019-2020 kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của HS THCS đều tăng so với các năm học trước: Hạnh kiểm tốt đạt 63,8% (tăng so với năm 2017-2018 là 1,9%), loại trung bình, yếu 4,0% (giảm 2,6% so với năm 2017- 2018), trong năm học gần đây không còn HS xếp loại hạnh kiểm yếu. Học lực giỏi đạt 22,6% (tăng so với năm 2017-2018 là 3,9%), học lực khá đạt 35 % (tăng so với năm 2017-2018 là 0,1 %), học lực yếu 4,9 % (giảm 1,7 % so với năm 2017-2018), học lực kém 0,4 % (giảm 0,4 % so với năm 2017-2018).

Điều này cho thấy, ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, chấp hành nội quy trường lớp của HS rất tốt, đây chính là yếu tố hết sức thuận lợi đối với đội ngũ GVCN ở các trường THCS huyện Bắc Bình; CBQL và GVCN cần phát huy ưu thế này để nâng cao ý thức học tập, giáo dục phẩm chất đạo đức, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.

* Về cơ sở vật chất:

Toàn huyện có 8 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, 100% các trường THCS đều có đủ phòng học để học 2 ca/ngày, có 03 trường có đủ phòng học cho các lớp học 2 buổi/ngày. Các phòng học đều được trang bị đủ bản ghế, bảng chống lóa, hệ thống quạt mát, điện chiếu sáng, phòng họp, hội trường, phòng sinh hoạt tập thể, hệ thống cây xanh, cây bóng mát, hệ thống bảng biểu, khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục. Đảm bảo đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học: máy vi tính, máy chiếu đa năng, ti vi màn hình 60inch, đồ dùng thực hành. Song để đảm bảo tốt cho điều kiện dạy và học trong thời gian tới thì ngành GD&ĐT và các cấp chính quyền địa phương cần phải quan tâm và đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)