9. Cấu trúc của luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Từ các nội dung cơ bản về thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL lớp đã thực hiện ở chương 2, chúng tôi thực hiện khảo nghiệm 130 đối tượng là GVCN và CBQL các trường THCS, kết qua thu được các biện pháp đề tài đưa ra có tính cấp thiết và khả thi rất cao.
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp TÍNH CẤP THIẾT Điểm bình quân Rất Cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp thiết Không Cấp thiết SL % SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức vềtầm quan trọng của côngtác chủ nhiệmlớp ở trường THCS choCBQL và đội ngũ GV 56 43.1 50 38.5 15 11.5 9 6.9 3.1
Bồi dưỡngtư tưởng 102 78.5 28 21.5 0 0 0 0 3.7
Bước 3:
Xử lý thông tin thu thập được Bước 1:
Thiết kế phiếu khảo nghiệm
Bước 2:
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp TÍNH CẤP THIẾT Điểm bình quân Rất Cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp thiết Không Cấp thiết SL % SL % SL % SL % chính trị, phẩm chất đạo đức,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viênchủ nhiệm lớp Tuyển chọn, phân công,bố trí GVCN lớp 48 36.9 60 46.2 12 9.2 10 7.6 3.1 QL hoạt động thực hiệnnhiệm vụ, công tác chủnhiệm lớp của GVCN 69 53.1 61 46.9 0 0 0 0 3.5
Kiểm tra đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ, kếhoạch công tác chủ nhiệm lớp của GVCN 76 58.5 54 41.5 0 0 0 0 3.6 QL các điều kiện hỗ trợcông tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm
111 87.7 16 12.5 0 0 0 0 3.8
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp MỨC ĐỘ KHẢ THI Điểm bình quân Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khảthi SL % SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức vềtầm quan trọng của 58 44.6 48 36.9 14 10.8 10 7.7 3.2
Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp MỨC ĐỘ KHẢ THI Điểm bình quân Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khảthi SL % SL % SL % SL % côngtác chủ nhiệm lớp ở trường THCS choCBQL và đội ngũ GV
Bồi dưỡngtư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viênchủ nhiệm lớp 51 39.2 44 33.8 20 15.9 15 11.5 3.0 Tuyển chọn, phân công,bố trí GVCN lớp 109 83.8 21 16.2 0 0 0 0 3.8 QL hoạt động thực hiệnnhiệm vụ, công tác chủnhiệm lớp của GVCN
107 82.3 23 17.7 0 0 0 0 3.8
Kiểm tra đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ, kếhoạch công tác chủ nhiệm lớp của GVCN 119 91.5 11 8.5 0 0 0 0 3.9 QL các điều kiện hỗ trợcông tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm
59 45.4 41 31.5 20 15.4 10 7.7 3.0
Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, các biện pháp nêu trên đều rất cấp thiết và cấp thiết, khả thi và rất khả thi đạt tỷ lệ cao.
Các biện pháp 3.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS cho cán bộ quản lý và đội ngũ GV có mức độ cấp
thiết đạt 81.6%, mức độ khả thi đạt là 81.5%. và biện pháp 3.1.2. Bồi dưỡng tư tưởng chính tri, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp được đánh giá mức độ cấp thiết khả thi cao, vì đây là 2 biện pháp có liên quan trực tiếp đến điều kiện làm việc và nâng cao năng lực làm việc của GVCN được đánh giá là cấp thiết cao vì thực tế nhận thức và năng lực của nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ đang đặt ra và áp lực công việc đối với GV và GVCN đang khá cao, nhất là ở các trường trên địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn.
Biện pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp có mức độ rất cấp thiết đạt 78.5%, nhưng mức độ khả thi chỉ đạt là 73% vì nếu không tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm thì họ không thể giành được nhiều công sức thời gian cho công tác chủ nhiệm được, tuy nhiên việc tạo điều kiện cho GVCN không phải dễ thực hiện được với tất cả do số GV có năng lực quản lý và làm công tác giáo viên chủ nhiệm tốt ở các trường còn ít và còn một bộ phận không nhỏ GV hạn chế về năng lực công tác, thiếu nhiệt tình với công tác chung của trường, không có uy tín trong học sinh.
Do đó rất cần người HT có nhận thức đúng về sự cần thiết của biện pháp để quyết tâm thực hiện biện pháp.
Biện pháp tuyển chọn và phân công bố trí giáo viên chủ nhiệm đạt ở mức độ cấp thiết và khả thi cao. Qua đó cho thấy việc tuyển chọn và phân công bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THCS là cần thiết.
Biện pháp quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm có mức độ đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi tương đồng, cho thấy biện pháp này đáp ứng thực tiễn tốt hơn cả. Chúng tôi thấy rằng đây là biện pháp dung hòa dễ đi vào thực tiễn nhà trường và được nhiều người ủng hộ.
Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm, có mức độ đánh giá tính cấp thiết và khả thi đạt 100%. Biện pháp này được cho là rất cần thiết do người trả lời biết rất rõ kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác CNL của GVCN là không thể thiếu khi HT nhà trường thực hiện chức năng QL.
Đây cũng là tiêu chí đánh giá cho công tác thi đua khen thưởng, là động lực cho GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời cũng là điểm đáng lưu ý cho các HT khi triển khai thực hiện biện pháp này phải chú ý hơn nữa việc kiểm tra đánh giá một cách khách quan, có hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng là hết sức cần thiết.
Biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS rất cấp thiết và khả thi.
Có thể thấy rằng qua khảo nghiệm các biện pháp đề xuất hợp lý đối với QL công tác CNL và có tính khả thi rất cao. Tất cả các ý kiến được hỏi đều trả lời là rất cấp thiết và rất khả thi. Như vậy việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đòi hỏi thực tế sẽ đem lại hiệu quả mong muốn trong quá trình quản lý.
Tiểu kết Chương 3
Từ các kết quả khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động quản lý công tác CNL của Hiệu trưởng, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác CNL các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp QL của HT trường THCS góp phần nâng cao năng lực quản lý HS, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục HS và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của GV đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy các cán bộ, giáo viên có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác chủ nhiệm ở trường THCS đều khẳng định về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Như vậy, CBQL và HT các trường THCS huyện Bắc Bình, có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để quản lý công tác CNL của trường mình. Đồng thời khi vận dụng các biện pháp QL, các trường nên xây dựng hệ thống các biện pháp, trong đó có biện pháp mang tính chủ đạo và có biện pháp mang tính bổ trợ. Mặt khác, chúng tôi cùng thấy rằng bản thân CBQL và HT các trường THCS cũng cần phải thường xuyên đổi mới chính mình và không ngừng nâng cao phẩm chất chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực QL của mình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
QL công tác CNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường THCS chất lượng giáo dục được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ GVCN, người đóng vai trò quản lý trưc tiếp hoạt động dạy và học ở lớp; HT và đội ngũ CBQL nhà trường, người đóng vai trò QL các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, những yêu cầu đổi mới về đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng cũng thay đổi. Do đó HT và đội ngũ CBQL của các trường trung học cơ sở cần có những biện pháp quản lý công tác CNL hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện KT- XH địa phương, đáp ứng yêu cầu của XH. Muốn vậy, HT phải đầu tư công sức, thời gian để QL tốt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp; chú trọng xây dựng hệ thống các biện pháp QL cần thiết và khả thi nhằm QL tốt công tác CNL ở các trường trung học cơ sở, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận QL, QLGD, QL nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác CNL; đồng thời cũng làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HT trong nhà trường nói chung và trong công tác QL công tác chủ nhiệm nói riêng. Những cơ sở lý luận đó cho thấy, biện pháp QL công tác chủ nhiệm là cách thức điều khiển, chỉ đạo GVCN, tạo điều kiện cho GVCN tổ chức các hoạt động GD nhằm phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp QL công tác CNL của HT ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
1.2. Về thực trạng
Kết quả khảo sát thực trạng về công tác CNL, đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình QL công tác chủ nhiệm của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, nhận thức rõ các mặt mạnh, thuận lợi, các mặt yếu, hạn chế trong công tác QL công tác CNL. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các biện pháp QL công tác chủ nhiệm của HT phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, đưa công tác chủ nhiệm của nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra góp phần phát triển nhân cách và nâng cao chất lượng GD toàn diện HS.
1.3. Về biện pháp
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý công tác CNL của HT trường THCS, chúng tôi đã đề cập 6 biện pháp:
Biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS.
Biện pháp bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp tuyển chọn, phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp.
Qua khảo sát CBQL và đội ngũ GVCN cho thấy các biện pháp trên là hợp lý và khả thi đối với các trường THCS. Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Những kết quả khảo nghiệm đã được xác định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL giáo dục ở các trường THCS.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với sở GD – ĐT tỉnh Bình Thuận
Sở GD - ĐT nên có văn bản hướng dẫn đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi để làm tiêu chí cho GVCN phấn đấu, có như vậy mới động viên khuyến khích giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
Hiện nay quy định chế độ GVCN là 4tiết/tuần- so với thời gian để đáp ứng cho công tác chủ nhiệm của một lớp là quá ít. Sở GD - ĐT nên nghiên cứu đề xuất tăng số tiết lên 6 tiết/ tuần. Nên biên soạn các tài liệu hướng dẫn về công tác CNL để GVCN tham khảo, tạo điều kiện cho GVCN tự bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
2.2. Đối với UBND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Cần tăng thêm kinh phí chi thường xuyên (ngoài lương) cho các trường THCS, tạo điều kiện để các trường đầu tư thêm về trang thiết bị phục vụ các công tác sinh hoạt của HS; đồng thời có kinh phí chi cho các hoạt động chung của nhà trường.
phải có đầy đủ khu học tập thể dục và các hoạt động ngoài giờ khác. Ưu tiên đầu tư các trường vùng sâu vùng xa.
Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, hỗ trợ về kinh phí để GV có điều kiện học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ về đời sống để GV ổn định và an tâm công tác tại địa phương.
2.3. Đối với phòng GD&ĐT huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Tổ chức hội thi GVCN giỏi, giống như các kỳ thi giáo viên dạy giỏi. Tổ chức hội thảo về công tác của giáo viên chủ nhiệm, từ đó tập hợp và biên tập thành tài liệu cho GVCN tham khảo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hè hằng năm, nên có phần bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp.
Đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhà trường như: quỹ đất, hỗ trợ cấp đất cho giáo viên…
2.4. Đối với HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Quan tâm, bồi dưỡng, tạo nguồn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
Tạo điều kiện tốt nhất để công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả. Cần chú trọng công tác của giáo viên chủ nhiệm, không nên chỉ chú ý đến công tác chuyên môn mà xem nhẹ vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời giáo viên có thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tổ chức các hội nghị về công tác giáo viên chủ nhiệm cấp cơ sở, làm cơ sở cho GV tham gia báo cáo của Phòng GD-ĐT; đồng thời đúc rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường.
2.5. Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Với vị trí, chức năng và tầm quan trọng của công tác GVCN lớp, người GVCN cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với đường lối và sự nghiệp đổi mới của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức, quản lý, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
GVCN là người thầy mẫu mực, có nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; là cầu nối giữa nhà trường và gia đình HS, là nhân tố quan trọng góp