9. Cấu trúc của luận văn
1.4.6. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh
Các nội dung GVCN phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Xây dựng tổ chức Chi đội của lớp; xây dựng tổ chức Đoàn trường;
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các phong trào của Đoàn như: xây dựng trường học thân thiện; hành trình về nguồn; đền ơn đáp nghĩa; thanh niên lập nghiệp; giờ học
tốt, tuần học tốt; đôi bạn cùng tiến…
+ Hướng dẫn HS tham gia các hoạt động NGLL, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao.
GVCN phối hợp với GV bộ môn trong các hoạt động giáo dục sau:
+ Hướng dẫn về phương pháp học tập, tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong, thái độ tích cực trong học tập cũng như tinh thần tập thể, hoạt động nhóm.
+ Đánh giá xếp loại HS.
+ Trao đổi, thống nhất với GV bộ môn phương pháp GDHS trong lớp mình chủ nhiệm trên cơ sở những thông tin cần thiết như: Hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, tính cách, sức khỏe, tình hình học tập năm trước…
+ Cập nhật thường xuyên các thông tin về mọi mặt của HS, của lớp từ GV bộ môn như: điểm số, thái độ học tập, nề nếp, tác phong…
GVCN phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường
Dưới sự chỉ đạo của HT, GVCN cũng phải thực hiện các mối quan hệ phối hợp với một số lực lượng GD khác trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu GD của ngành, của trường, của lớp một cách tốt hơn, đầy đủ hơn. Các lực lượng bao gồm: Cán bộ giám thị trong công tác điểm danh, thu thập tin tức, theo dõi các mối quan hệ của học sinh trong và ngoài nhà trường, theo dõi HS có biểu hiện khác thường, HS cá biệt…để có phương pháp GD, uốn nắn kịp thời; thư viện trong việc khuyến khích, tạo thói quen đọc sách, nghiên cứu, khám phá, kích thích sự đam mê sách…; y tế trường học trong công tác tuyên truyền phòng chống các đại dịch, phòng chữa bệnh, sơ cấp cứu, tư vấn sức khỏe, GD vệ sinh an toàn thực phẩm…
GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh
Hình thành nhân cách cho HS là quá trình tổ chức hoạt động có mục đích, có kế hoạch đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành động và ý chí của các em. Hiệu quả của quá trình đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc phối hợp với các bậc cha mẹ và thân nhân gia đình học sinh là yếu tố cần được coi trọng. Vì gia đình là tế bào XH, là môi trường nuôi dưỡng nếp sống và hình thành nhân cách. Đảm bảo sợi dây liên kết gắn bó giữa nhà trường và gia đình là sự đảm bảo cho việc thực hiện tính liên tục và đồng bộ trong tổ chức hoạt động GD, vừa là sự bù đắp những tác động GD mà trong điều kiện của nhà trường khó có thể làm được.
Các nội dung cơ bản về sự phối hợp giữa GVCN và gia đình HS GVCN giúp các bậc cha mẹ HS hiểu được mục tiêu GD, đặc điểm hoạt động GD của nhà trường; một số kiến thức về tâm sinh lý của HS, một số phương pháp GD ở gia đình.
Kiện toàn tổ chức chi hội cha mẹ HS trong lớp; xây dựng kế hoạch, nội dung về sự phối hợp; thống nhất với gia đình về trách nhiệm GD con em khi ở nhà và chế độ thông báo, thông tin từ hai phía; đánh giá kết quả về học tập, tu dưỡng đạo đức, những ưu khuyết điểm và những điều đặc biệt cần lưu ý đối với từng HS; xác định các hình thức phối hợp, thông báo khi cần trao đổi: Thông qua Ban đại diện cha mẹ HS, gặp trực tiếp, qua sổ liên lạc, sổ liên lạc điện tử…
Để việc phối hợp giữa GVCN và cha mẹ HS có hiệu quả, người GVCN phải hiểu được hoàn cảnh mỗi gia đình, nắm được phương pháp vận động quần chúng, tạo được uy tín đối với cha mẹ HS, công tâm trong việc nhận xét, đánh giá quá trình học tập rèn luyện của HS do mình phụ trách.