Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 35 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới về phương thức đào tạo. Đào tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao và sáng tạo có khả năng tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Một vấn đề đặt ra để thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, vai trò công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu GD.

QL công tác CNL tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là hướng tới QL chất lượng các hoạt động CNL nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác GD toàn diện học sinh THCS phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển GD nói chung, tại các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nói riêng. công tác chủ nhiệm lớp là GD toàn diện cho HS với các tiêu chí cụ thể như sau:

Khỏe mạnh về thể lực và tinh thần: Sức khỏe cơ thể và tinh thần là điều kiện tiên quyết của một tuổi thơ và tuổi vị thành niên tươi vui và hạnh phúc. HS cấp THCS được chăm sóc chu đáo và rèn luyện thường xuyên để phát triển cân đối về thể chất và phát huy tối đa về năng lực tư duy cũng như một đời sống tinh thần phong phú.

Sống lành mạnh và tự tin: HS cấp THCS được rèn luyện một tinh thần tự tin và

tự trọng, biết tôn trọng bạn bè và kính trọng thầy cô. Nhà trường đảm bảo sự công bằng giữa các HS, bất kể hoàn cảnh gia đình và những đặc điểm cá nhân khác nhau, khuyến khích HS quan tâm, chia sẻ, xây dựng và duy trì một tình bạn chan hòa, thân ái.

Yêu sự học suốt đời: Nhà trường chú trọng phát triển trong mỗi HS một tình yêu

đối với việc học – ham hiểu biết, chủ động không ngừng vươn lên tìm tòi kiến thức mới, rèn luyện những kỹ năng mới – làm nền tảng cho niềm say mê học suốt đời. Đối với HS cấp THCS, học trước hết không phải là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cha mẹ, thầy cô, mà chính là một việc làm tự nguyện, vui thích và là niềm hạnh phúc của mỗi một HS.

Được trang bị đầy đủ kỹ năng, phương pháp và ý chí làm chủ tri thức mới: Bên

cạnh việc truyền đạt kiến thức, nhà trường đặc biệt chú trọng việc đào tạo phương pháp tư duy, các kỹ năng thao tác và một ý chí làm chủ những tri thức mới, đảm bảo cho HS vững tin trước mọi thách thức và đổi thay nhanh chóng của thời đại. Phương pháp tư duy đúng đắn và một bản lĩnh vững vàng là những hành trang quan trọng nhất nhà trường chuẩn bị cho HS bước vào đời.

Trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại: Nhà trường

chú trọng GD đạo đức nhân cách cho mỗi HS, giúp các em biết cách sống hài hòa giữa bản thân và gia đình, XH. Không chỉ giữ vững những giá trị truyền thống phương Đông như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, HS còn được khuyến khích đón nhận những giá trị của thời đại và nhân loại như tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng, bác ái và yêu chuộng hòa bình. HS được chuẩn bị toàn diện về nhân cách để trở thành không chỉ một người có ích cho XH mà còn là chủ thể của XH đó.

Như vậy, mục tiêu của mỗi nhà trường là giáo dục đào tạo HS phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ…

Để hoàn thiện mục tiêu công tác CNL, trước hết HT nhà trường cần xây dựng được kế hoạch QL, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động cho HS nhằm hướng tới đạt mục tiêu GD của nhà trường. Kế hoạch công tác chủ nhiệm bao giờ cũng phải đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của công tác chủ nhiệm trên tất cả các mặt, xác định mục tiêu, phương hướng, kết quả cần đạt được, đề ra được các biện pháp để đạt được kết quả. Kế hoạch công tác chủ nhiệm của HT cần phải đồng bộ với kế hoạch giáo dục

chung của trường.

QL mục tiêu công tác CNL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu công tác CNL ở trường THCS về cơ bản là để nhà trường QL thực hiện các chức năng QL. Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện công tác CNL của GVCN để tìm ra các biện pháp tác động trở lại với hiệu quả giáo dục toàn diện HS nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.

Để QL tốt mục tiêu công tác CNL, ngoài việc xây dựng nội dung quản lý, hoàn thiện mục tiêu, HT cần chú trọng công tác đổi mới mục tiêu quản lý công tác CNL. QL hoạt động thực hiện nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp của GVCN nhằm kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác CNL của GVCN góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ GD. QL công tác CNL ở trường THCS bao gồm các nội dung: QL việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng; QL việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch; QL việc xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh; QL tư vấn cho học sinh của lớp; QL tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện; QL việc phối hợp các lực lượng giáo dục; QL đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)