Thực trạng nhận thức về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 60 - 61)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Thực trạng nhận thức về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Hoạt động quản lý của người HT với công tác CNL ở trường THCS được diễn ra với 2 nội dung cơ bản sau đây:

- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp - Quản lý các hoạt động chủ nhiệm lớp

Chúng ta hiểu rằng hoạt động QL là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chuyên môn hóa. Đó là chức năng QL. Đối với bất kỳ đối tượng QL nào, ở cấp độ QL nào cũng phải thực hiện chức năng QL chung. Do đó, chức năng QL là tất yếu khách quan của QLGD hay QL bất kỳ đối tượng nào. Khi QL trường học, HT phải thực hiện các chức năng cơ bản đó (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra).

Trong thực tế, xét về việc quản lý của người HT đối với công tác CNL: HT cần phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường, điều kiện thực tế, căn cứ vào tổng thể đội ngũ để lựa chọn những GV làm công tác CNL.

Khi chúng tôi thực hiện phiếu khảo sát dành cho 130 cán bộ QL, các GVCN về công tác CNL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, các thầy cô đều có quan điểm chung là công tác CNL, vai trò của người GVCN là rất quan trọng trong việc GD toàn diện HS.

Hầu hết cán bộ QL, GVCN đã xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GVCN trong công tác bồi dưỡng, giáo dục HS trở thành những con người phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của XH. Có 90% ý kiến CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm rất quan trọng và 10% cho là quan trọng. Về phía GVCN, họ xác định được vai trò của mình là một “Quản lí nhỏ” điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả, phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về những vấn đề diễn ra trong lớp mình chủ nhiệm. Có 93,3% cho là rất quan trọng và 6,7% cho là quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy không một ai cho công tác CNL là ít quan trọng hoặc không quan trọng. Số liệu được thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Ý kiến SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL 36 90 4 10 0 0,0 0 0,0 GVCN 84 93,3 6 6,7 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng 120 92,3 10 7,7 0 0,0 0 0,0 Chúng ta có thể thấy được rằng, CBQL và GVCN đã nhận thức và xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác CNL. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác GVCN. Để từ đó, tạo ra sự định hướng thống nhất cho công tác CNL ở trường THCS. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của công tác CNL còn bị hạn chế. Mặt khác, dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, ngoài mặt tích cực, sự ảnh hưởng tiêu cực của XH cũng rất đáng lo ngại. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống có những thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình GD của nhà trường, gia đình và XH. Hiện nay, tình hình bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, một bộ phận HS có xu hướng lu mờ về lý tưởng, sống thực dụng…. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, đất nước đang cần có nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng cho nhu cầu phát triển, đòi hỏi nền GD cần có những đáp ứng tích cực để giải quyết vấn đề, đảm bảo đào tạo cho XH những con người vừa hồng, vừa chuyên.

Vì vậy, để hoạt động GD trong nhà trường có kết quả, đáp ứng mục tiêu GD, thì đòi hỏi GVCN phải thể hiện rõ cái tâm, cái tài trong các hoạt động GDHS. Với những yêu cầu bức thiết như vậy, để công tác GVCN trong nhà trường phổ thông phát huy được hiệu quả GD, người CBQL và GVCN phải nhận thức rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình trong các hoạt động GDHS, đặc biệt cần có tấm lòng chân thành, bao dung, sự nhiệt tình, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm và bên cạnh đó phải có sự đồng hành của PHHS.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)