Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 79 - 82)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công

công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm

a. Mục tiêu

của GVCN nhằm chỉ ra ưu khuyết điểm để đúc rút kinh nghiệm cũng như ghi nhận hiệu quả công tác của đội ngũ GVCN. Kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, khách quan sẽ tạo động lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

b. Nội dung và cách tiến hành

Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

Thông qua các cuộc họp Chi bộ, Lãnh đạo nhà trường, họp Hội đồng… Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch tổ chức các hoạt động kiểm tra của BGH. Kế hoạch cần xác định các nội dung quan trọng cần kiểm tra căn cứ vào nhiệm vụ của GVCN. Các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm gồm:

Kết quả duy trì sĩ số HS trong lớp từ đầu đến cuối năm học

Kết quả thực hiện nội quy, nề nếp nhà trường của lớp (giáo viên, tổng phụ trách kiểm tra, đánh giá, cho điểm hàng ngày)

Kết quả tham gia các hội thi, các phong trào thi đua, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp do nhà trường phát động (mỗi đợt thi đua, hội thi nhà trường đều thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo chấm điểm).

Kết quả lao động (do Ban lao động theo dõi)

Kết quả học tập hàng ngày (do giáo viên bộ môn chấm điểm sau mỗi tiết học trên sổ đầu bài).

Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục cuối kỳ, cuối năm (so với đầu năm). Hồ sơ công tác chủ nhiệm của GVCN

Nội dung làm việc với PHHS (biên bản họp phụ huynh)

Xây dựng nội dung kiểm tra theo từng đợt (kiểm tra toàn diện hay kiểm tra chuyên đề theo từng mặt...) và cách thức tiến hành.

Thành lập nhóm kiểm tra có sự phân công hợp lí. Việc kiểm tra thường xuyên còn có ý nghĩa tư vấn góp ý cho các giáo viên chủ nhiệm rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn cũng là hình thức chia sẻ kinh nghiệm giữa các thế hệ giáo viên.

Tham gia các hoạt động giáo dục của các lớp cũng là hình thức kiểm tra không chính thức nhưng có thể nắm vững tình hình thực tế của GVCN và HS.

Họp giao ban chủ nhiệm định kỳ hàng tuần gồm các thành phần: BGH, Đoàn thanh niên, Ban nề nếp và toàn thể GVCN; tổ chức cho GVCN tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong tuần qua; phân công giám sát, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện công việc của GVCN.

HT tổ chức họp lớp trưởng, cán bộ lớp định kỳ hoặc đột xuất; sử dụng phiếu điều tra trong HS để cán bộ lớp, HS nhận xét việc thực hiện các nội dung chủ nhiệm lớp của GVCN.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

BGH xây dựng chuẩn đánh giá giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra bằng nhiều hình thức định kỳ hoặc đột xuất. Việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm thực hiện định kỳ mỗi năm học một lần, vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, kiểm tra khi cần thiết. Có thể gắn việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ, công tác chủ nhiệm với hội thi GVCN giỏi do trường và ngành tổ chức.

HT có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó HT hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCN. Các hình thức kiểm tra có thể là:

Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp.

Kiểm tra qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn..

Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân...

Thống nhất xây dựng tiêu chuẩn đánh giá GVCN. Cho giáo viên đăng ký GVCN giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm.

Căn cứ vào việc kiểm tra định kỳ hàng tháng, học kỳ I, cuối năm và qua các phong trào thi đua cùng với chất lượng về mặt học tập, chất lượng giảng dạy, giáo dục và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho GVCN.

Khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong công tác CNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; đặc biệt giữ gìn uy tín cho giáo viên. Trong xã hội hiện nay, cần lưu ý để phát hiện ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong công tác chủ nhiệm lớp như: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCN với học sinh, nâng đỡ, thiên vị những học sinh được gia đình nhờ giúp đỡ…

Trao đổi, chia sẻ và rút kinh nghiệm sau hoạt động kiểm tra thường xuyên. Ghi nhận xét vào sổ kiểm tra và định hướng những điều chỉnh (nếu cần) cho GVCN.

Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nhưng phải đảm bảo kế hoạch đã định.

HT giám sát việc thực hiện kiểm tra thường xuyên của các CBQL tham gia kiểm tra trong nhà trường.

Đánh giá lại kết quả thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên về tác dụng, tính hữu ích, sự cần thiết, những bài học kinh nghiệm trong công tác QL và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp.

Đánh giá kết quả kiểm tra thường xuyên đối chiếu với mục đích của họat động này. Đồng thời ghi nhận những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch kiểm tra

thường xuyên để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm tra tiếp theo.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm

HT và CBQL nhà trường nhận thức được sự cần thiết của việc kiểm tra thường xuyên đối với sự phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Đánh giá phải lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của cá nhân, tập thể làm hàng đầu. Kiểm tra, đánh giá phải thực chất công bằng, khách quan, không thiên vị và có tiêu chí đánh giá chuẩn, không áp lực và vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá.

Các GVCN nhận thức đúng được ý nghĩa của kiểm tra thường xuyên là nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn của những người có kinh nghiệm để làm tốt hơn. Không bị gây áp lực về kiểm tra.

Nên có những hình thức khen ngợi, động viên và khích lệ kịp thời đối với các giáo viên chủ nhiệm, nhất là những GV có thành tích đột xuất hoặc có những thay đổi từ phía HS.

Tổ chức các buổi hội thảo nhỏ để các giáo viên chủ nhiệm được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác CNL, nhất là những GVCN giỏi hướng dẫn giúp đỡ những giáo viên trẻ, GVCN mới nhận công tác chủ nhiệm, còn thiếu kinh nghiệm quản lý lớp, quản lý giáo dục học sinh.

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

Họp giao ban chủ nhiệm định kỳ hàng tuần gồm các thành phần: BGH, Đoàn thanh niên, Ban nề nếp và toàn thể GVCN.

Các HT nên tổ chức cho GVCN tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong tuần qua; các thành phần khác nhận xét, tổng hợp điểm thi đua trong tuần, giải quyết những khiếu nại, đề xuất xử lý học sinh vi phạm... HT tổng hợp ý kiến nhận xét, kết luận và triển khai công tác tuần tới.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)