9. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang được đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL. Ở đây, GVCN và CBQL biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của các biện pháp đang sử dụng.
Việc xây dựng các biện pháp QL đảm bảo được tính kế thừa sẽ tránh được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới hoàn toàn mà không dựa trên biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL, đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp
QL cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn QLGD. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng, tránh được tình trạng siêu hình.
Để thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp QL mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.