Thực trạng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 47 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

2.3.1. Thực trạng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệm lớp

* Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò, chức năng của GVCN

Qua khảo sát thực tế ở các trường và qua phiếu khảo sát, tham khảo ý kiến của 40 CBQL và 90 GVCN, tổng cộng 130 người. Kết quả cho như sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của GVCN SST Nội dung Mức độ đánh giá (%) Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 121 93,1 9 6,9 0 0 0 0 2 Nội dung 2 90 70 30 23,1 9 6,9 0 0 3 Nội dung 3 110 84,6 10 7,7 10 7,7 0 0 4 Nội dung 4 122 93,8 8 6,2 0 0 0 0 Ghi chú:

Nội dung 1: Vai trò của GVCN trong việc rèn luyện đạo đức học sinh

Nội dung 2: Vai trò của GVCN lớp đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh Nội dung 3: Vai trò của GVCN đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nội dung 4: Vai trò của GVCN lớp đối với việc thay mặt nhà trường quản lý toàn diện

Từ số liệu ở bảng 2.3 cho thấy nhận thức của CBQL và GV ở các trường đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và quản lý toàn diện học sinh, từ 70 % đến 93,8% là rất quan trọng. Như vậy chất lượng giáo dục toàn diện HS phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ GVCN của nhà trường. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức của CBQL và đội ngũ GV về vị trí, vai trò của GVCN là một việc làm cần thiết và quan trọng.

* Nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN:

Chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 360 HS và 108 PHHS của các trường THCS trên địa bàn huyện. Kết quả cho như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN Mức độ đánh giá (%) STT Nội dung Rất quan Quan trọng Bình thường Không trọng quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 436 93,2 25 5,3 7 1,5 0 0 2 Nội dung 2 433 92,5 26 5,6 9 1,9 0 0 3 Nội dung 3 431 92,1 28 6 9 1,9 0 0 4 Nội dung 4 422 90,2 33 7,1 13 2,7 0 0

Ghi chú:

Nội dung 1: Vai trò của GVCN trong việc rèn luyện đạo đức học sinh

Nội dung 2: Vai trò của GVCN lớp đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh Nội dung 3: Vai trò của GVCN đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Nội dung 4: Vai trò của GVCN lớp đối với việc thay mặt nhà trường quản lý toàn diện

Kết quả khảo sát từ PHHS và HS thể hiện ở bảng 2.4 cũng cho thấy kết quả rất cao, giống như kết quả khảo sát đối với cán bộ QL, GV của các trường. Nhận thức của PHHS và HS ở các trường đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và quản lý toàn diện học sinh, từ 90,2% đến 93,2% là rất quan trọng.

Như vậy, công tác CNL và GVCN lớp có một vị trí, vai trò và chức năng cực kỳ quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, giáo dục toàn diện HS. Vì vậy, các trường cần phải tăng cường việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cho học về chuyên môn, nghiệp vụ, về công tác GVCN lớp sao cho nâng được tầm của đội ngũ GVCN lớp lên để đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trong thực tiễn cho thấy không phải chỉ có giảng dạy về chuyên môn là quan trọng mà công tác chủ nhiệm cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực hiện nhiệm vụ của GVCN

SST Nhiệm vụ của giáo viên Mức độ đánh giá (%) Làm rất tốt Làm tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 24 18,5 84 64,4 22 16,9 0 0 2 Nội dung 2 13 10 50 38,5 56 43,1 11 8,4 3 Nội dung 3 23 17,7 83 63,8 24 18,5 0 0 4 Nội dung 4 14 10,8 57 43,8 48 36,9 11 8,5 5 Nội dung 5 10 7,7 19 14,6 66 50,8 35 26,9 6 Nội dung 6 2 1,5 60 46,2 66 50,8 2 1,5 7 Nội dung 7 22 16,9 40 30,8 68 52,3 0 0 8 Nội dung 8 10 7,7 19 14,6 66 50,8 35 26,9 9 Nội dung 9 23 17,7 83 63,8 24 18,5 0 0 10 Nội dung 10 27 20,8 83 63,8 20 15,4 0 0 11 Nội dung 11 94 72,3 33 25,4 3 2,3 0 0 12 Nội dung 12 28 21,5 81 62,3 21 16,2 0 0 13 Nội dung 13 19 14,6 40 30,8 65 50 6 4,6

SST Nhiệm vụ của giáo viên Mức độ đánh giá (%) Làm rất tốt Làm tốt Bình thường Không tốt SL % S L % SL % SL % 14 Nội dung 14 11 8,5 57 43,8 51 39,2 11 8,5 15 Nội dung 15 10 7,7 28 21,5 66 50,8 26 20 16 Nội dung 16 10 7,7 51 39,2 54 41,5 15 11,6 Nhiệm vụ GVCN lớp 17 Nội dung 17 10 7,7 27 20,8 53 40,8 40 30,7 18 Nội dung 18 11 8,5 29 22,3 59 45,4 31 23,8 19 Nội dung 19 10 7,7 28 21,5 66 50,8 24 20 20 Nội dung 20 13 10 80 61,5 28 21,5 9 7 21 Nội dung 21 13 10 66 50,8 38 29,2 13 10 Ghi chú:

Nội dung 1: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục

Nội dung 2: Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức Nội dung 3: Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn

Nội dung 4: Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục Nội dung 5: Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nội dung 6: Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương

Nội dung 7: Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

Nội dung 8: Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện PP tự học của học sinh.

Nội dung 9: Thực hiện Điều lệ nhà trường

Nội dung 10: Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp QLGD

Nội dung 11: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh Nội dung 12: Thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh

Nội dung 13: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

Nội dung 14: Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh

Nội dung 15: Phối hợp với các giáo viên và các lực lượng giáo dục khác trong dạy học và GDHS

Nội dung 17: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp và từng học sinh

Nội dung 18: Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng

Nội dung 19: Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các GVBM, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTPHCM, các tổ chức xã hội…

Nội dung 20: Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học Nội dung 21: Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

* Thực trạng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Theo Điều 31 trong Điều lệ trường phổ thông có quy định về nhiệm vụ của GVCN, mà nhiệm vụ GVCN bao gồm nhiệm vụ của một giáo viên giảng dạy bộ môn và nhiệm vụ của GVCN. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, quan sát và phỏng vấn cán bộ quản lý và GVCN đã và đang công tác, trong đó khảo sát bằng phiếu điều tra 130 cán bộ quản lý và GVCN. Kết quả như sau:

Qua phiếu khảo sát thể hiện số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, những nhiệm vụ có đa số GVCN thực hiện rất tốt hoặc tốt là:

- Nhiệm vụ 1: Có 18,5% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 64,6% số GVCN

thực hiện ở mức độ tốt.

- Nhiệm vụ 3: Có 17,7% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 63,8% số GVCN thực hiện ở mức độ tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chuyên môn nhà trường cần có kế hoạch chấn chỉnh hoạt đông này.

- Nhiệm vụ 10: Có 20,8% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 63,8% số GVCN thực hiện ở mức độ tốt. - Nhiệm vụ 11: Có 72,3% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 25,4% số GVCN thực hiện ở mức độ tốt. - Nhiệm vụ 12: Có 21,5% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 62,3% số GVCN thực hiện ở mức độ tốt. - Nhiệm vụ 20: Có 10% số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 61,5% số GVCN thực hiện ở mức độ tốt.

Một số nhiệm vụ vẫn còn nhiều GVCN thực hiện ở mức độ bình thường hoặc không tốt như:

- Nhiệm vụ 5: Có 50,8% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 26,9% số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt.

- Nhiệm vụ 6: Có 50,8% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 1,5% số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt. Nhà trường cần triển khai hệ thống các văn bản và quán triệt giáo viên để thực hiện nhiệm vụ này.

- Nhiệm vụ 8: Còn 50,8% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 26,9% số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt đòi hỏi phải có biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên.

- Nhiệm vụ 13: Có 50% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 4,6% số

GVCN thực hiện ở mức độ không tốt.

- Nhiệm vụ 14: Có 39,2% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 8,5% số

GVCN thực hiện ở mức độ không tốt.

- Nhiệm vụ 17: Còn 40,8% ý kiến cho rằng số GVCN thực hiện ở mức độ bình

thường, 30,7% thực hiện ở mức độ không tốt đặt ra yêu cầu đối với các nhà trường là phải chú trọng bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục.

- Nhiệm vụ 18: Còn 45,4% ý kiến cho rằng GVCN thực hiện các hoạt động giáo

dục theo kế hoạch đã xây dựng ở mức độ bình thường và 23,8 % cho rằng GVCN thực hiện không tốt.

- Nhiệm vụ 15,19: Còn 50,4% ý kiến cho rằng GVCN phối hợp với gia đình học

sinh và các lực lượng giáo dục ở mức bình thường và 20% ở mức không tốt. Kết quả này đặt ra yêu cầu đối với CBQL nhà trường trong việc giúp đỡ GVCN xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác CNL, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ và có giải pháp hỗ trợ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)