Biện pháp 4: Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 76 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công tác chủ nhiệm

nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm

a. Mục tiêu

Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.

b. Nội dung và cách tiến hành

Lập kế hoạch tổng thể các hoạt động về công tác chủ nhiệm lớp

HT xây dựng chương trình hành động của trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục. Chương trình hành động này bao gồm các chi tiết: Mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, hoạt động và phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm.

HT cần tạo điều kiện giúp GVCN làm việc chủ động, có định hướng tổng thể cả năm học để GVCN lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, bố trí thời gian, lực lượng tham gia phù hợp, đúng khả năng của mỗi thành viên trong lớp, HT phải xây dựng kế hoạch

cả năm học làm căn cứ cho GVCN các lớp lập kế hoạch của lớp mình phụ trách.

HT phải nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường nói chung, chỉ tiêu phấn đấu về công tác chủ nhiệm nói riêng cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; sau đó hướng dẫn giao việc cụ thể cho phó HT; tổ trưởng chuyên môn và các GVCN khác một cách tường minh.

Tập trung ý kiến dân chủ về kế hoạch chỉ đạo, QL của HT để phát huy tính chủ động, sáng tạo của phó HT, tổ trưởng chuyên môn, GVCN lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc QL công tác CNL.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm

Muốn làm tốt công tác CNL, trước hết GVCN phải xây dụng kế hoạch CNL. Nếu xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra những hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những hoạt động ưu tiên này. Để công tác lập kế hoạch của GVCN đạt kế quả, HT cần phải thực hiện nội dung sau

HT phải nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường nói chung, chỉ tiêu phấn đấu về công tác chủ nhiệm nói riêng cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường; sau đó hướng dẫn giao việc cụ thể cho phó HT; tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn và các GVCN khác một cách tường minh.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho GVCN ngay từ đầu năm học nhằm trang bị cho GVCN những kiến thức về công tác CNL như: kỹ năng xây dựng kế hoạch CNL; kỹ năng xây dựng tập thể học sinh và môi trường lớp học thân thiện; kỹ năng giáo dục kỷ luật tích cực; kỹ năng GDHS cá biệt..., ngoài ra, cần chú trọng cập nhật những yêu cầu mới của xã hội và GD đối với công việc CNL.

HT yêu cầu GVCN tìm hiểu HS của lớp về: quá trình học tập, rèn luyện đạo đức ở các năm học trước; hoàn cảnh gia đình HS; nắm vững tâm lý lứa tuổi HS,...để làm căn cứ xây dưng kế hoạch công tác CNL một cách cụ thể và xác định mục tiêu phấn đấu của lớp mình cho phù hợp. Trên cơ sở đó, GVCN có những biện pháp triển khai các mặt giáo dục, lựa chọn, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp như lớp trưởng, lớp phó.

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác. Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường; căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong trong nhà trường; căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, điều kiện KT - XH của địa phương và tình hình học sinh. HT chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch công tác GVCN lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.

Sau khi hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch. HT nhà trường phải phê duyệt, đề ra các văn bản pháp lý làm cơ sở để QL, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thông báo cụ thể cho các thành viên trong nhà trường biết để thực hiện từ đầu năm học và kiểm tra, đánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên.

Đối với kế hoạch tháng và kế hoạch tuần, BGH triển khai đến giáo viên chủ nhiệm thông qua các cuộc họp giao ban chủ nhiệm định kỳ. GVCN các lớp tiếp nhận nội dung, các yêu cầu, chỉ đạo và triển khai hoạt động theo kế hoạch.

GVCN cần kịp thời phản ánh với BGH những thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong nội dung kế hoạch. Qua đó, BGH nắm bắt, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp.

Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

Hiệu quả công tác của GVCN được thể hiện rõ nhất thông qua công tác này. Sau khi HT phê duyệt kế hoạch CNL, GVCN triển khai thực hiện ở đơn vị lớp học. HT QL việc thực hiện kế hoạch CNL của GVCN như sau

HT phải xác định chương trình QL công tác chủ nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng. Tổ chức các hoạt động về công tác chủ nhiệm theo kế hoạch đã đề ra một cách thường xuyên, dấy lên các phong trào thi đua tích cực, cần chỉ đạo tiến hành làm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm toàn diện. Quan tâm giúp đỡ những GVCN còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm. Sau mỗi đợt hoạt động thi đua cần có tổng kết động viên, khen thưởng kịp thời, uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

HT phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm. Đồng thời phân công các phó HT QL các khối, từ đó phó HT QL việc triển khai và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của các lớp. Qua đó, phó HT có biện pháp hoặc báo cáo, đề xuất với HT những GVCN đã triển khai và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục. Tổ chức họp định kỳ đối với GVCN; xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận trong và ngoài nhà trường để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện đúng với tiến độ của kế hoạch chung.

Thực hiện đồng bộ phần mềm quản lý trường học nhằm giúp BGH QL tốt các hoạt động của GVCN; GVCN cập nhật, liên hệ thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách thường xuyên, chính xác đến học sinh và phụ huynh học sinh.

HT theo dõi hoặc phân công theo dõi chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm lớp từng tuần, tháng, học kỳ.

GVCN có sáng kiến kinh nghiệm trong công tác GDHS của mình cần chủ động báo cáo với BGH và đề nghị được hội thảo, trao đổi trong nhóm, tổ chủ nhiệm hoặc

trong Hội đồng giáo dục nhà trường.

BGH có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ GVCN khẳng định được kết quả công tác của mình, đồng thời kích lệ và phát huy được những nhân tố tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp của GVCN.

Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Kết hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn để thống nhất các yêu cầu giáo dục, nắm tình hình học tập của HS và thông báo cho giáo viên bộ môn biết các nội dung, các công tác giáo dục trọng tâm của lớp trong từng giai đoạn. Giáo viên bộ môn là lực lượng trực tiếp truyền thụ kiến thức cho HS của lớp, đồng thới uốn nắn kịp thời thái độ, thói quen, hành vi của HS, là nguồn thông tin nhanh, chính xác giúp GVCN nắm bắt được tình hình của lớp, của từng học sinh để đề ra các biện pháp giáo dục chính xác, khoa học và đánh giá xếp loại học sinh một cách công bằng, khách quan.

Phối hợp giữa GVCN lớp với tổ chức Đoàn, Đội trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào thi đua, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện đạo đức, rèn luyện cho học sinh biết cách hòa đồng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng sống, biết đấu tranh cho lẽ phải, từng bước chuẩn bị hành trang vào đời; phát huy được tính tự lực và sáng tạo.

Phối hợp giữa GVCN với Ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình và XH nhằm thống nhất kế hoạch QL, hỗ trợ học tập và rèn luyện, giáo dục học sinh ở trường cũng như ở gia đình; thông tin kết quả học tập và rèn luyện của HS và xử lý thông tin phản hồi từ PHHS. Để hình thành nhân cách cho HS, tạo thái độ, động cơ học tập đúng đắn sự giáo dục của gia đình và XH là rất quan trọng.

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

Trong quá trình triển khai công tác và tổ chức các hoạt động giáo dục lớp mình phụ trách, phải tạo mối liên hệ mật thiết, sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, GVCN cần định kỳ thông báo, báo cáo với BGH để theo dõi, giúp đỡ.

HT hoặc Phó HT tham dự giờ sinh hoạt lớp, các sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động của lớp. Qua đó, BGH kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, kế hoạch chủ nhiệm cũng như hoạt động của lớp một cách khách quan, chính xác hơn. Cũng thông qua đó, GVCN có thể đề nghị BGH giúp đỡ, hỗ trợ thêm về vật chất, tinh thần để hoạt động giáo dục của lớp đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận 1 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)