9. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp
Xây dựng kế hoạch là khởi đầu của chu trình quản lý. Trong nhà trường, HT quản lý công tác chủ nhiệm của GVCN bằng kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để tiến hành hoạt động trong một quá trình nhằm thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Nói cách khác, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem cần phải đạt được điều gì, phải làm gì, làm như thế nào, ai sẽ làm trong thời gian nào.
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác GVCN, là chương trình hành động của lớp trong một thời gian cụ thể. Đó là kết quả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế của GVCN.
Kế hoạch chủ nhiệm thường được xây dựng theo trục thời gian của năm học như kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dung của các hoạt động GD như kế hoạch luyện tập văn nghệ, kế hoạch lao động…
Xây dựng kế hoạch nhằm:
- Đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra một cách khoa học và hiệu quả. GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong công tác chủ nhiệm, Giúp GVCN và học sinh luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu.
- Tác động đến sự nỗ lực của GVCN và HS có tính phối hợp hướng đến mục tiêu.
- Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho HS, tăng hiệu quả hoạt động.
- Giúp giáo viên chủ nhiệm chủ động, tự tin trong công việc của mình. Là công cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình.
Như vậy, kế hoạch chủ nhiệm là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấp trên và giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS một cách thân thiện trên tinh thần hợp tác. [34]