Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 97 - 124)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả được thể hiện như sau:

+ Số phiếu phát ra: HT-Phó HT: 20, TTCM- TPCM: 62 và GV: 205 + Số phiếu thu vào: HT-Phó HT: 20, TTCM- TPCM: 62 và GV: 205

* Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1 a. Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng

khảo sát Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL TL% SL TL% SL TL% l. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM, GV, NV nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động TCM. HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / / TT,TPCM (62) 56 90,3 6 9,6 / / GV (205) 125 60,9 78 38,0 2 0,9 TB (287) 200 69,6 85 29,6 2 0,6 2. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM trường TH. HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / / TT,TPCM (62) 54 87,0 8 12,9 / / GV (205) 128 62,4 75 36,5 2 0,9 TB (287) 201 70,0 84 29,2 2 0,6

Bảng 3.1 b. Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng

khảo sát Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL TL% SL TL% SL TL% 3. Mở rộng phạm vi hoạt động của TCM theo đúng điều lệ trường TH. HT,PHT (20) 18 90,0 2 10,0 / / TT,TPCM (62) 54 87,0 8 12,9 / / GV (205) 112 54,6 91 44,3 2 0,9 TB (287) 184 64,1 101 35,1 2 0,6 4. Thiết kế cơ chế trao đổi

thông tin hai chiều giữa TCM và BGH.

HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / / TT,TPCM (62) 58 93,5 4 6,4 / / GV (205) 131 63,9 74 36,0 / / TB (287) 208 72,4 79 27,5 / /

Bảng 3.1 c. Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng

khảo sát Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL TL% SL TL% SL TL%

5. Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường. HT,PHT (20) 20 100 / / / / TT,TPCM (62) 54 87,0 8 12,9 / / GV (205) 141 68,7 64 31,2 2 0,9 TB (287) 215 74,9 72 25,0 2 0,6 6. Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM. HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / / TT,TPCM (62) 58 93,5 4 6,4 / / GV (205) 140 68,2 61 29,7 4 1,9 TB (287) 217 75,6 66 22,9 4 1,3

Qua kết quả thăm dò đánh giá ở bảng 3.1 cho thấy HT, PHT; TTCM, TPCM; GV đa số nhất trí cao các biện pháp quản lý hoạt động của TCM mà chúng tôi đề xuất. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều rất cấp thiết. Các biện pháp được đánh giá cao trong bảng thăm dò là:

- Biện pháp Quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn(2) (Tổ chức các hoạt

động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM trường TH) có điểm TB 70,0% ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Đa số ý kiến đều cho rằng đây là biện pháp cấp

thiết và khả thi trong thực tiễn của trường tiểu học.

- Biện pháp Quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn (4) (Thiết kế cơ chế trao

đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH) có mức độ thực hiện thường xuyên cũng khá cao, TB 72,4 % ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Điều đó cho thấy vai trò của TCM đã được phát huy. TCM đã chủ động trong việc trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH, xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của GV trong tổ.

- Biện pháp Quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn (5) (Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường) có mức độ nhận thức TB 74,9 % ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Qua đó chúng ta thấy rằng đa số thành viên trong hội đồng sư phạm đều nhận thức đúng việc hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường là rất là quan trọng trong việc khẳng định uy tín của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

- Biện pháp Quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn (6) (Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM), được đánh giá cao TB 75,6 % ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Kết quả này cho thấy mặc dù có những khó khăn thực tế khi các trường tiểu học bị ràng buộc về cơ chế tài chính; việc đảm bảo các điều kiện dạy học đôi khi ngoài quyền tự quyết của nhà trường. Nhưng với tinh thần phấn đấu thì những khó khăn đó có thể được khắc phục, ứng dụng CNTT được thực hiện tốt và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Với kết quả thăm dò như trên cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.

* Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2.a. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng khảo sát

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL TL% SL TL% SL TL%

l. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM, GV, NV nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động TCM.

HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / /

TT,TPCM (62) 58 93,5 4 6,4 / /

GV (205) 140 68,2 65 31,7 / /

Biện pháp Đối tượng khảo sát

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL TL% SL TL% SL TL%

2. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM trường TH. HT,PHT (20) 19 95,0 1 5,0 / / TT,TPCM (62) 58 93,5 4 6,4 / / GV (205) 147 71,7 58 28,2 / / TB (287) 224 78,0 63 21,9 / / 3. Mở rộng phạm vi hoạt động của TCM theo đúng điều lệ trường TH. HT,PHT (20) 16 80,0 4 20,0 / / TT,TPCM (62) 44 70,9 18 29,0 / / GV (205) 135 65,8 68 33,1 2 0,9 TB (287) 195 67,9 90 31,3 2 0,6

Bảng 3.2.b. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng khảo sát

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL TL% SL TL% SL TL%

4. Thiết kế cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH.

HT,PHT (20) 19 5 1 5 / /

TT,TPCM (62) 58 93,5 4 6,4 / / GV (205) 156 76,0 49 23,9 / / TB (287) 233 81,1 54 18,8 / / 5. Hoàn thiện bộ máy và

quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường. HT,PHT (20) 18 90 2 10 / / TT,TPCM (62) 56 90,3 6 9,6 / / GV (205) 145 70,7 60 29,2 / / TB (287) 219 76,3 68 23,6 / / 6. Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM. HT,PHT (20) 15 75 5 25 / / TT,TPCM (62) 44 70,9 18 29,0 / / GV (205) 141 68,7 59 28,7 5 2,4 TB (287) 200 69,6 82 28,5 5 1,7

Kết quả thăm dò ở bảng trên cho thấy hầu hết HT, PHT; TTCM,TPCM; GV đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất đều mang tính khả thi. Một số biện pháp có tính khả thi cao như: Tổ chức các hoạt động hướng đến

việc thực hiện hiệu quả hoạt động TCM (có 75,6% ý kiến cho rằng rất khả thi). Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM trường TH

(có 78% ý kiến cho rằng rất khả thi). Thiết kế cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa

TCM và BGH (có 81,1% ý kiến cho rằng rất khả thi). Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường (có 76,3% ý kiến cho rằng rất khả thi). Điều

này cho thấy đây là những yếu tố cần đặt ưu tiên lên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước. Tuy nhiên một số biện pháp có tính rất khả thi chưa cao như: Mở rộng phạm vi hoạt

động của TCM theo đúng điều lệ trường TH (chỉ có 67,9% ý kiến cho rằng rất khả thi); Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM (chỉ có 69,6%

ý kiến cho rằng rất khả thi). Điều đó cho thấy, trong thực tế, để triển khai một biện pháp hoạt động trong công tác quản lý giáo dục còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: thời gian, năng lực, nguồn lực, tài chính và các yếu tố tâm lý của đội ngũ CBQL nhà trường nhất là HT, PHT và đội ngũ TTCM.

Với kết quả thăm dò trên đây một lần nữa khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tôi đã đề ra 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trong địa bàn huyện. Các biện pháp đưa ra đều tập trung xây dựng và phát triển nhà trường nhằm giúp HT các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn của mình.

Qua kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, mức độ rất khả thi và rất cấp thiết của các biện pháp đều được cán bộ quản lý và GV nhất trí cao. Đa số cán bộ quản lý đều đồng tình cho rằng khi các biện pháp này được áp dụng một cách liên hoàn và triệt để vào các trường TH thì nhất định chất lượng giáo dục ở cơ sở đó sẽ từng bước được nâng lên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

* Về lý luận

Theo cơ sở lý luận của đề tài thì TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Hay có thể nói TCM trong nhà trường là đơn vị cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn đổi mới giáo dục nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để TCM hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình, nhà trường cần có một sự chỉ đạo và quản lý tốt đơn vị cơ sở này. Chính vì vậy, nếu HT quản lý tốt hoạt động của TCM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Từ quan điểm này, đề tài đã nêu và biện chứng một số khái niệm liên quan đến công tác quản lý TCM ở trường tiểu học như: Tổ chuyên môn ở trường tiểu học; vai trò của HT trường tiểu học trong công tác quản lý; quản lý và vấn đề quản lý hoạt động của TCM ở trường tiểu học... Những khái niệm này đã được tôi tham khảo từ các văn bản pháp quy có liên quan đến giáo dục do Nhà nước công bố và từ các công trình, tài liệu, sách báo nghiên cứu về quản lý giáo dục. Từ yêu cầu của đề tài, tôi đã tổng hợp và hệ thống hoá, lý giải các khái niệm trên một cách khá cụ thể, tạo dựng cơ sở lý thuyết để đi vào khảo sát đối tượng nghiên cứu đã được đặt ra.

* Về thực tiễn

Để thể hiện tính thực tiễn của để tài, tôi đã khảo sát một cách khá đầy đủ thực trạng hoạt động chuyên môn ở 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Các nội dung đã được đề cập như: Thực trạng hoạt động của TCM ở các trường tiểu học; thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM của HT;...

Qua khảo sát có thể nhận xét:

- Hoạt động TCM trong các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời đã và đang phát triển mạnh mẽ, đi vào nề nếp. Các TCM của các trường đã thực sự là nơi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành, của địa phương và nhà trường về giáo dục. Việc quản lý các hoạt động nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng, đã góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý và yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.

- Tuy nhiên một số mặt trong công tác hoạt động của TCM và công tác quản lý hoạt động TCM của HT vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa thống nhất và có sự không đồng đều giữa các nhà trường trong cùng một địa bàn huyện.

Từ khảo sát thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đã áp dụng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và từ những

yêu cầu cấp thiết của sự đổi mới giáo dục, tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trường tiểu học. Các biện pháp được đề xuất trong đề tài bao gồm:

l. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM, GV, NV nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động TCM

2. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM trường TH

3. Mở rộng phạm vi hoạt động của TCM theo đúng điều lệ trường TH 4. Thiết kế cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH

5. Hoàn thiện bộ máy và quy trình QL hoạt động TCM trong nhà trường 6. Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM * Những cơ hội mang lại

Tôi cho rằng việc vận dụng những biện pháp này vào thực tế sẽ mang lại một số hiệu quả sau:

- CBQL sẽ nhận thức đúng hơn về vai trò QL hoạt động TCM của mình. Từ đó sẽ có những biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm đưa hoạt động của TCM ngày một nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD.

- TCM sẽ có những hoạt động tích cực hơn dưới sự chỉ đạo của BGH. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn.

- Về Dạy-Học: GV sẽ đầu tư nhiều hơn cho tiết dạy, có chú ý vận dụng việc đổi mới PPDH trong quá trình soạn giảng, tổ chức được các hoạt động học tập cho HS, giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. Nhiều HS sẽ tham gia vào các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn.

2. KHUYẾN NGHỊ

Để hoạt động quản lý TCM có hiệu quả, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị cho các cấp lãnh đạo nhằm tăng cường những điều kiện thuận lợi để hoạt động quản lý TCM ở các trường phát huy được hiệu quả.

* Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cà Mau

- Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học nâng cao trình độ, cập nhật lý luận khoa học quản lý theo hướng cải cách hiện đại. Từ đó, cán bộ quản lý có thể vận dụng vào thực tiễn của trường mình, tránh tình trạng quản lý theo kinh nghiệm. - Cần phối hợp với Phòng GD huyện tăng cường công tác thanh tra chuyên môn để tạo động lực thúc đẩy, tham mưu trong công tác quản lý chuyên môn ở các trường.

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời

- Trong năm học phòng GD cần tăng cường tổ chức những đợt hội thảo về chuyên đề quản lý TCM cho HT; tổ chức tập huấn công tác chỉ đạo TCM cho các TTCM ở trường phổ thông trong huyện theo bậc học.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện cũng như Sở GD &ĐT để tổ chức cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 97 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)