7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường và tổ
nhà trường và xây dựng kế hoạch dạy học các môn học
Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng xây dựng kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nếu không có kế hoạch các nhà quản lý không thể tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách hiệu quả, thậm chí không biết rõ phương thức tổ chức và khai thác. Không có kế hoạch nhà quản lý và nhân viên của họ rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu, cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu. Từ đó, việc kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn.
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của TCM và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường,của tổ cũng như của cá nhân. TCM phải xây dựng một bản kế hoạch chung về hoạt động chuyên môn trong năm học dựa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc.
Để TCM lập được kế hoạch đáp ứng với mục tiêu, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi thì HT cần:
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM và GV.
Xác định mục tiêu, chương trình công tác của tổ trên tinh thần mục tiêu chung của nhà trường.
Hướng dẫn mẫu viết kế hoạch, các yêu cấu về tình hình nội dung. Quán triệt cho các TTCM về nguyên tắc xây dựng kế hoạch.
HT ký duyệt kế hoạch của TCM và văn bản đó được công khai trước Hội đồng sư phạm nhà trường.
1.5.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường và tổ tổ
* Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
Bằng kế hoạch định sẵn HT làm rõ một số nội dung của hoạt động này cho các TTCM nắm bắt, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin. Nội dung kiến thức bồi dưỡng bao gồm các hình thức:
- Thường xuyên, tại chỗ; Thăm lớp, dự giờ, thực tập, thao giảng, hội giảng, thi GV giỏi; tổ chức các chuyên đề thiết thực.
- Không thường xuyên: Tham gia các lớp/ khóa đào tạo bồi dưỡng; tự bồi dưỡng * Bồi dưỡng nâng cao năng lực lý của tổ trưởng
Thực hiện giải pháp này, HT tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Tham mưu với đơn vị tổ giới thiệu người TTCM có khả năng tốt nhất trên 2 lĩnh vực chuyên môn và bộc lộ tốt chất quản lý.
- Xây dựng chương trình huấn luyện lý luận tại chỗ bằng nhiều hình thức; kết hợp với hướng dẫn các nội dung, phương pháp điều hành tổ chức, đánh giá nhận xét, từng công việc cụ thể trong quá trình TTCM thực thi nhiệm vụ của mình.
- Giới thiệu TTCM tham dự nhiều hoạt động thực tiễn ngoài nhà trưởng trên các lĩnh vực quản lý xã hội, đặc biệt các hoạt động mang tính chất quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
* Liên kết sinh hoạt chuyên môn với nguồn ngoài
Nguồn ngoài được xác định bởi nhân tố. Tư liệu sách báo, mạng Intenet, TCM ngoài trường và các chuyên gia bộ môn. HT là người trực tiếp xây dựng chương trình liên kết này.
* Quản lý phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm HT chỉ đạo TCM.
- Xác định các đề tài cần thiết sử dụng thực tế tại trường Ưu tiên các đề tài tháo gỡ vấn đề mà trường bức xúc.
- Cung cấp lý luận viết sáng kiến kinh nghiệm bằng hình thức tự lên lớp hoặc chuyên gia lên lớp tập huấn cho tổ trưởng và GV toàn trường.
- Hỗ trợ các điều kiện; tư liệu, thời gian khảo sát, kinh phí…trong quá trình thực thi theo đề xuất của đơn vị tổ.
- Tổ chức đánh giá kết qủa của Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, công nhận. - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và các thành viên đạt hiệu quả là một trong những tiền đề để tổ chức hoạt động dạy học có chất lượng. HT nhà trường đóng vai trò quyết định công tác bồi dưỡng chuyên môn từ việc xây dựng kế hoạch đến việc đảm bảo tốt nhất để công tác bồi dưỡng đạt kết quả.
- Sinh hoạt TCM là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt TCM sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng hay. Do vậy, TTCM cần tạo điều kiện để GV nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt TCM cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Như trên đã trình bày, TCM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn điều rất chú trọng đến sinh hoạt TCM. Để một buổi sinh hoạt TCM có hiệu quả, tránh tình trạng TCM có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù
hợp với bài của phân môn sắp dạy… mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó” hoặc bàn về các sự việc khác thì cần có sự quản lý và kinh nghiệm khi chỉ đạo hoạt động TCM của HT.