7. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm
- Mục tiêu khảo nghiệm
Xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà luận văn đề xuất. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp luận văn đề xuất phải phản ánh tính khách quan, trung thực, hợp lý, hiệu quả của quá trình nghiên cứu lý luận đồng thời phù hợp với thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp nhằm bổ sung, điều chỉnh, giúp hoàn thiện hơn các biện pháp và tiến đến khẳng định tính cấp thiết và khả thi.
- Nội dung khảo nghiệm
Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau thông qua ý kiến đánh giá của CBQL và GV.
Để thăm dò mức độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tôi đã tiến hành qua các hoạt động sau:
Xây dựng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HT, Phó HT, TTCM, TPCM và GV của các trường (phụ lục).
Phiếu trưng cầu đề nghị đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết / Rất khả thi, khả thi, không khả thi (phụ lục).
- Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu để phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu và tính hệ số tương quan giữa CBQL và GV về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
- Tổ chức khảo nghiệm
Lựa chọn đối tượng khảo sát gồm 10 HT, 10 PHT, 31 TTCM, 31 TPCM và 205 GV của 10 trường tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
Lấy ý kiến đối tượng khảo sát và xử lý kết quả nghiên cứu.