Thực trạng quản lý việc tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy và giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý việc tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy và giáo

viên chủ nhiệm lớp theo năm học

Việc phân công giảng dạy phù hợp và kiểm tra đánh giá dạy và học góp phần thúc đẩy hoạt động TCM nói chung và hoạt động giảng dạy của GV nói riêng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học ở TCM giúp HT kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường một cách khoa học và linh hoạt phù hợp với thực tiễn. Những năm qua HT các trường tiểu học huyện Trần Văn Thời đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của TCM, của GV với nhiều nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Bảng 2.8.a. Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động dạy và học ở TCM

Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Ít thường xuyên Chưa bao giờ SL TL% SL TL% SL TL

1. Phân công GV giảng dạy các môn học, các lớp

theo yêu cầu. 20 100 / / / /

2. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chuyên môn, chú ý các yêu cầu về sử dụng các thiết bị dạy học, kiểm tra HS, thao giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn.

Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Ít thường xuyên Chưa bao giờ SL TL% SL TL% SL TL

3. Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của

GV. 20 100 / / / /

4. Triển khai thực hiện đổi mới PPDH, đảm bảo

các nội dung tích hợp, lồng ghép 20 100

Bảng 2.8.b. Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động dạy và học ở TCM

Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Ít thường xuyên Chưa bao giờ SL TL% SL TL% SL TL 5. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy

học. 18 90,0 2 10,0 / /

6. Yêu cầu nội dung giờ dạy của GV đảm bảo đạt

chuẩn về kiến thức, kỹ năng; 20 100 / / / /

7. Yêu cầu GV thực hiện thu thập, điều tra, khảo sát

kết quả lớp (môn phụ trách) 19 95,0 1 5,0 / /

8. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy trong từng môn học và các hoạt đông giáo dục khác.

19 95,0 1 5,0 / /

9. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng HS

năng khiếu, phụ đạo HS có các mặt còn hạn chế. 18 90,0 2 10,0 / /

Qua kết quả khảo sát về các biện pháp quản lý của HT chúng tôi nhận thấy: Nhiều biện pháp hoạt động chuyên môn như: Phân công GV giảng dạy - Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chuyên môn - Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV- Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học- Yêu cầu nội dung giờ dạy của GV đảm bảo đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng đã được đa số HT đánh giá mức độ thường xuyên là 100%. Điều này cho thấy HT các trường đã chú trọng đến quản lý kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của các TCM và GV. Qua đó càng khẳng định: Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý, đặc biệt trong quản lý hoạt động TCM thì việc kiểm tra đánh giá của HT có ý

nghĩa hết sức quan trọng nhằm đưa chất lượng dạy học, giáo dục ngày càng vươn lên. Cũng qua bảng thống kê, cho thấy việc Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

vào dạy học có 10% số trường ít thực hiện. Điều này cho thấy một số khó khăn do

thiết bị dạy học tại cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ thông tin trong dạy học. Một mặt do mức độ tiếp thu công nghệ thông tin của GV còn hạn chế. Với nội dung Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS

có các mặt còn hạn chế có đến 10% ở mức độ ít thực hiện cũng cho thấy đây là hệ quả

của việc thay đổi cách đánh giá mới theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT; do còn mới mẻ nên không ít GV gặp khó khăn trong lúc thực hiện. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến công tác Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học ở TCM chưa phát huy hết tác dụng là có nơi HT ít quan tâm đến chuyên môn, còn giao khoán cho Phó HT và TTCM. Việc kiểm tra của HT không thường xuyên, thậm chí có HT không kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)