Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành tổ chuyên môn cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành tổ chuyên môn cho

cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của trường tiểu học

3.2.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu của việc tăng cường bồi dưỡng năng lực điều hành cho TCM là:

- Trang bị và nâng cao năng lực QL, năng lực chuyên môn cho TTCM, giúp đội ngũ TTCM những vấn đề về lý luận và kỹ năng cơ bản để họ chủ động trong việc quản lý, điều hành hoạt động TCM có chất lượng và hiệu quả.

- Giúp TTCM có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt để đảm nhiệm vai trò trong điều hành TCM.

- Khuyến khích tinh thần tự học, tự rèn, là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng cho TTCM, giúp TTCM có khả năng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường.

-Giúp TTCM khẳng định vị trí, chức năng của mình trong việc quản lý ở TCM: là người có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt để đảm nhiệm vai trò trong điều hành TCM.

3.2.2.2. Nội dung

* Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn

- Vai trò TTCM được phát huy khi nhân tố ở vị trí ấy đạt được các tiêu chí cơ bản như sau:

+ TTCM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ.

Để các mục tiêu kế hoạch năm học trở thành hiện thực, các TCM phải cụ thể hoá bằng bảng kế hoạch của tổ mình do TTCM xây dựng. Bảng kế hoạch ấy càng cụ thể, chi tiết, vừa hướng tới những chỉ tiêu cao lại vừa có tính khả thi thì càng chứng minh được năng lực của TTCM.

+ TTCM phải biết điều hành, tổ chức hoạt động của tổ.

Việc điều hành, tổ chức hoạt động của tổ phải theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT quy định cũng như kế hoạch của nhà trường.

PPDH cho tổ viên. Đổi mới PPDH hiện đang là vấn đề có tính thời sự. Đánh giá năng lực nghiệp vụ của người GV, không chỉ căn cứ vào trình độ tri thức, mà phải đặc biệt chú trọng vấn đề PPDH.

- TTCM phải là người luôn ý thức về vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của cá nhân và của các thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng chuyên môn phải là người công minh trong đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. TTCM phải có tiếng nói quan trọng trong việc đánh giá từng thành viên. Thái độ công tâm của người tổ trưởng sẽ góp phần làm cho vấn đề thi đua không rơi vào hình thức hoặc phản tác dụng.

- Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, TTCM còn phải là người có tư cách, đạo đức, lối sống tốt bởi vì một tổ trưởng thiếu gương mẫu, bê tha trong sinh hoạt, sống ích kỉ, không quan tâm đến người khác thì rất dễ bị xa lánh, cô lập và tất yếu sẽ không thể phát huy được sức mạnh tiềm ẩn trong tập thể.

* HT bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

TTCM có thể xem như là một hiệu phó chuyên môn thu nhỏ. Vì vậy, TTCM phải giỏi về chuyên môn và quản lý nhân sự. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn cho TTCM là rất cần thiết. Nội dung bồi dưỡng bao gồm:

- Các công văn, thông tư, chỉ đạo về công tác chuyên môn.

- Kiến thức, kĩ năng xây dựng nghiệp vụ kiểm tra: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, giờ giấc giảng dạy, hiệu quả chất lượng giáo dục, tham gia kiểm tra toàn diện theo sự điều động của HT nhà trường.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ, một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho HS trong các đợt kiểm tra định kì; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ GV một cách kịp thời.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

* Phát huy vai trò tổ trưởng chuyên môn

- HT cần thực hiện phân cấp quản lý, xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể các công việc đối với TTCM.

- Chỉ đạo TTCM đánh giá GV chính thức bằng văn bản theo chuẩn đánh giá chất lượng, thông báo kết quả trong cuộc họp Hội đông sư phạm nhà trường và gửi văn bản cho TCM để lưu giữ và làm căn cứ tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động điều chỉnh.

- Yêu cầu TTCM định kỳ báo cáo HT tình hình của tổ; có các ý kiến tham mưu đề xuất kịp thời về các công việc có liên quan đến thực hiện đổi mới HĐDH trong nhà trường.

- Chỉ đạo TTCM phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, tổ chức Đoàn- Đội tổ chức các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường thiết thực và hiệu quả. - Khuyến khích TTCM đề xuất ý tưởng xây dựng và phát triển TCM, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. HT can thiệp, giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc của tổ đề xuất.

* HT tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động TCM choTTCM, các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; tham gia kiểm tra toàn diện GV theo sự điều động của HT nhà trường.

- Bồi dưỡng cho TTCM kỹ năng đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV TH. - Cử TTCM tham gia các lớp tập huấn, đồng thời hướng dẫn, kèm cặp TTCM các công việc cụ thể tại nơi làm việc khi họ cần sự giúp đỡ.

- Tổ chức thi TTCM giỏi về một số nội dung:

+ Công nghệ thông tin: Soạn thảo văn bản (kế hoạch, báo cáo)

+ Xử lý một số tình huống trong công tác chỉ đạo hoạt động CM ở tổ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)