7. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn
3.2.1.1. Mục tiêu
Mọi hoạt động của con người đều bắt nguồn từ nhận thức bên trong. Nhận thức là nền tảng thái độ và hành vi con người. Nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến hành vi
đúng.
Nâng cao nhận thức cho lực lượng QLGD nhà trường và đội ngũ GV có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là giúp HT và TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTCM và GV về tầm quan trọng của hoạt động TCM trong trường TH.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng thiết thực của hoạt động TCM sẽ giúp cho việc QL TCM của HT có nhiều thuận lợi. Khi CB, GV có nhận thức đúng đắn thì việc xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, biện pháp thực hiện các hoạt động của TCM sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV qua việc tổ chức học tập, tuyên truyền sẽ làm cho CB, GV nắm được mục đích các hoạt động của TCM. Các nội dung hoạt động mà TCM cần thực hiện trong năm học.
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng các hoạt động của TCM thì CB, GV sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng và đầu tư trí lực khi tham gia các hoạt động chuyên môn của TCM.
Cần nâng cao nhận thức, cho đội ngũ CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCM ở trường tiểu học, để họ thấy rõ sự cần thiết của việc quản lý hoạt động TCM ở trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TCM nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV nhận thức rõ về tầm quan trọng đối với hoạt động TCM trong trường Tiểu học, cụ thể với các nội dung, như: vai trò, vị trí của TCM trong trường Tiểu học, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM... Hiểu rõ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM, để từ đó tự giác đem hết năng lực bản thân thực hiện và hoàn thành công việc với trách nhiệm cao nhất.
TTCM cần nhận thức là mối liên hệ giữa hoạt động quản lý của TTCM với sự phát triển chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường; hiểu rõ thực trạng năng lực của họ cũng như những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp giáo dục để họ thấy cần thiết phải nâng cao năng lực nhận thức cho bản thân.
Muốn nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM trong nhà trường thì Cán bộ quản lý nói riêng và GV nói chung phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động TCM trong trường TH, cụ thể với các nội dung như: vai trò, vị trí của TCM trong trường TH, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM... Hiểu rõ trách nhiệm cá nhân trong
việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM. Sự nhận thức đó, chung quy thể hiện như sau:
- Đối với cán bộ quản lý nhà trường
Cán bộ quản lý cần hiểu rằng: nếu mỗi trường học được xem như một đơn vị sản xuất, thì mỗi TCM là một "đội sản xuất" trực tiếp làm ra sản phẩm đặc thù: sản phẩm giáo dục. Hiệu quả hoạt động TCM quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường. Hoạt động của TCM là hoạt động nhóm. Vì thế, một tập thể có tính gắn kết cao hơn khi được cấu trúc hợp lý, và do đó, mối liên hệ giữa các thành viên cũng trở nên gần gũi hơn. Nếu cấu trúc của tập thể cho phép các thành viên làm việc cạnh nhau, tập thể đó sẽ đạt hiệu suất cao hơn nhiều so với một tập thể được cấu trúc lỏng lẻo và ít tiếp xúc.
- Đối với giáo viên
Nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong các nhà trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của GV trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, phát huy năng lực điều hành hoạt động của TTCM, đồng thời tạo một động lực thôi thúc GV trong TCM phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục. Mặt khác, TCM còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ GV tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, thảo luận quy trình bài dạy, thao giảng, để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
Để nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng đối với hoạt động của TCM trong trường TH, CBQL nhà trường phải có các giải pháp QL thiết thực bao gồm:
- Phải tuyên truyền vận động, tổ chức nghiên cứu các văn bản của ngành và các buổi hội thảo về vị trí, vai trò của TCM trong toàn Hội đồng sư phạm.
- Tạo điều kiện để TTCM phát huy cao nhất năng lực, vai trò của mình trong việc quản lý hoạt động của tổ mình.
- Đáp ứng ở mức cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường những yêu cầu về điều kiện hoạt động cho các TCM.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng thực chất về chất lượng của các TCM. Phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh ở các TCM. Tránh đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ về các cá nhân cũng như về các TCM.
- Thúc đẩy việc hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thi đua tiếp cận với cái mới trong công nghệ thông tin, thi đua áp dụng đổi mới PPDH, thi đua có những tiết dạy hay...thúc đẩy được các hoạt động của TCM, thúc đẩy được cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Thường xuyên tham dự sinh hoạt chuyên môn ở các tổ để hướng dẫn, theo dõi việc TCM tổ chức thực hiện , kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về PPDH, về đổi mới nội dung chương trình.
- Cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đúng về cơ cấu, mạnh về khả năng chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường đạt tới mục tiêu đề ra. Chính vì vậy BGH nhà trường phải hoàn thiện bản thân qua các tiêu chí: có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, văn hoá, có lý luận, có tầm nhìn, có khả năng điều hành nhà trường đạt được mục tiêu GD trong bối cảnh mới.