7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong
Tham mưu với BGH tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, phối hợp với các TCM khác, với đoàn thể, với cha mẹ HS và cộng đồng... trong hoạt động giảng dạy và huy động nguồn lực phát triển nhà trường
- HT cần linh hoạt trong các hoạt động QL và thái độ giao tiếp đối với TTCM như sau:
+ Thể hiện sự tin tưởng đối với các TTCM.
+ Lắng nghe một cách cầu thị các ý kiến được phản ánh.
+ Tôn trọng sự tìm tòi, thể nghiệm của TTCM, dù có khi những tìm tòi, thể nghiệm ấy chưa đạt kết quả mong muốn.
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường nhà trường
3.2.5.1. Về hoàn thiện bộ máy * Mục tiêu của biệp pháp
Có thể nói TCM trong nhà trường tiểu học là đơn vị cơ sở cơ bản để thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của Bộ GD, Sở GD, Phòng GD, địa phương và của nhà trường. Hoạt động của TCM có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Như vậy HT xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của TCM tức là góp phần xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức nhà trường.
* Nội dung
Xét về vị trí, vai trò thì TCM là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn và vai trò của TTCM là người trực tiếp quản lý nhiều mặt hoạt động của GV và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước HT về chất lượng giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS trong tổ của mình.
Xét theo nguyên tắc cơ cấu tổ chức, TCM là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức nhà trường. Nó thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức trường học như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để ứng mục tiêu của tổ chức
giáo dục.
Về cơ cấu tổ chức thì Điều 14 của Điều lệ trường Tiểu học cũng đã nêu TCM
bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học; nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
- Bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn
HT bổ nhiệm TTCM cần theo một trình tự như sau:
- Lấy ý kiến trong liên tịch trường: HT là người ra quyết đinh bổ nhiệm TTCM. Tuy nhiên, trước khi bố trí, HT nên trao đổi, bàn bạc, tham khảo ý kiến trong liên tịch trường. Đây là cơ sở khách quan cho HT lựa chọn người có đầy đủ năng lực phẩm chất để bố trí vào vị trí TTCM.
- Lấy ý kiến trong TCM: Uy tín và năng lực phẩm chất của người TTCM phải được GV trong tổ đó tin phục và tôn trọng, có như thế quá trình điều hành tổ mới thành công. Bởi vậy HT phải trực tiếp tham gia họp tổ, các thành viên trong tổ tham gia bỏ phiếu bầu. Việc làm này phải khách quan, công bằng để vừa đảm bảo uy tín cho tổ trưởng mới, đồng thời cũng bảo vệ uy tín cho HT.
- Phân công chuyên môn
Việc phân công chuyên môn của HT cần phải đảm bảo được yêu cầu sau: - Căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của TCM.
- Căn cứ vào yêu cầu nguyện vọng của cá nhân GV. - Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Căn cứ vào nguyện vọng của HS và phụ huynh cũng như từ nhu cầu của người học.
- Đảm bảo tính liên thông, tức là GV có thể theo HS lớp của mình lên khối trên ở năm học sau. Tránh tình trạng đảo lộn nhiều, làm khó khăn cho GV trong việc nắm bắt tình hình HS và HS cũng khó khăn khi làm quen với phong cách, phương pháp giảng dạy của GV mới.
-Đảm bảo cho một số GV TH trong trường được dạy ở tất cả các khối lớp để nắm bắt được nội dung, chương trình, PPDH đặc trưng của từng khối .
- Đảm bảo tính công bằng về lao động đối với tất cả các GV.
* Tổ chức thực hiện
Để đảm bảo tính nguyên tắc và tính pháp quy, khi cơ cấu tổ chức của TCM, HT cần đảm bảo tính nguyên tắc vừa cùng đảm bảo tính dân chủ trong trường học, tránh áp đặt, tự chọn theo sự chủ quan, cảm tính.
- Đối với Tổ trưởng chuyên môn
-Tham mưu với đơn vị tổ giới thiệu người TTCM có khả năng tốt nhất trên 2 lĩnh vực chuyên môn và bộc lộ tố chất quản lý.
-Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm: + Thực hiện quy hoạch.
+ Theo dõi, giúp đỡ để cán bộ, GV trong quy hoạch phấn đấu, phát triển + Lấy phiếu tín nhiệm từ tập thể Hội đồng sư phạm.
Để xây dựng được một đội ngũ TTCM vừa giỏi về chuyên môn vừa mạnh về khả năng quản lý điều hành hoạt động của tổ, HT cần dựa vào sự tín nhiệm của các thành viên trong TCM đối với một cá nhân nào đó mà HT định lựa chọn. Lá phiếu tín nhiệm mang tính dân chủ và xây dựng sẽ giúp HT tìm được người xứng đáng với công việc.
-Về phân công chuyên môn
Vào dịp tổng kết năm học hàng năm, HT thông qua TCM cho GV tự đăng ký nguyện vọng của mình trong năm học tới, TCM trao đổi, ghi vào biên bản và báo cáo HT. HT dự kiến phân công chuyên môn cho năm học mới, sau đó đưa ra BGH để bàn bạc và thống nhất phương án tối ưu, báo cáo chi bộ nhà trường và triển khai trong toàn hội đồng để thực hiện.
3.2.5.2. Về quy trình quản lý hoạt động TCM
Quản lý thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn:
* Mục tiêu
- Quản lý kế hoạch hoạt động TCM là làm cho kế hoạch TCM phù hợp, có tính khả thi, thống nhất với kế hoạch của nhà trường, giúp TCM làm việc theo định hướng để đạt được mục tiêu chung theo kế hoạch tổng thể năm học của trường.
- Quản lý kế hoạch hoạt động TCM nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV như trong Điều lệ trường học đã quy định.
* Nội dung
Kế hoạch TCM bao gồm kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thao giảng, kế hoạch kiểm tra, ..., và các kế hoạch cá nhân của từng GV tương ứng với nhiệm vụ của họ.
Kế hoạch CM ở các TCM là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trường nên kế hoạch hoạt động TCM có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Vì vậy, kế hoạch hoạt động TCM trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
- Phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng GD và nhà trường về hoạt động chuyên môn.
- Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ.
- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi được tập thể tổ nhất trí cao. Để có được kế hoạch hoạt động TCM đúng và sát với đặc điểm nhà trường, việc xây dựng kế hoạch là việc làm khó nhưng rất quan trọng, đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.
-Quy trình xây dựng kế hoạch TCM gồm có:
+ Bước 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch năm học (Thu thập, xử lý thông tin -Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ - Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu - Xác định các biện pháp - Dự kiến công việc, thời gian)
+ Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể + Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch + Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho HT phê duyệt
+ Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch.
* Tổ chức thực hiện
- Quán triệt cho TTCM nắm vững chức năng, nhiệm vụ của TCM và của TTCM. - Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch của TTCM, của từng cá nhân trong nhà trường; khuyến khích sự tìm tòi, đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TTCM.
- Yêu cầu TTCM, GV xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong từng năm học, trên cơ sở đó xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của TCM, của TTCM và của từng GV; làm việc có kế hoạch; chủ động thực hiện các nhiệm vụ.
- Chỉ đạo TTCM cùng với các tổ viên xây dựng kế hoạch công tác của tổ và triển khai kịp thời sau khi đã được phê duyệt.
- Phổ biến quy trình xây dựng kế hoạch TCM
Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục:
* Mục tiêu
- Đảm bảo GV thực hiện đúng chương trình dạy học,GD theo quy định. Nội dung giờ dạy của GV đảm bảo đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng; HS hiểu bài và có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng để làm bài tập, giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống.
- Nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường; thực hiện đổi mới PPDH, đảm bảo các nội dung tích hợp, lồng ghép.
* Nội dung
- GV phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học.
- Luôn quán triệt tư tưởng “ Dạy- học lấy HS làm trung tâm”. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của HS ở các đối tượng.
QL việc soạn bài của GV
- Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học căn cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn.
+ Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin, phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng HS.
+ Đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.
+ Phương pháp giáo dục phải phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng HS trong lớp.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất. - Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy. QL giờ dạy của GV
- Chỉ đạo TCM phải đảm bảo các yêu cầu của một tiết lên lớp:
+ Kiến thức trọng tâm: Đạt ở mức độ nào, có gì mới? Cách khắc phục giải quyết những tồn tại.
+ Phương pháp lên lớp: Phù hợp hay chưa phù hợp với quan điểm phát huy tính tích cực của HS? Các tồn tại và cách sửa đổi.
+ Phong thái sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi có chuẩn mực trong sáng gần gũi với HS chưa?
+ Tính khoa học thực tiễn, tính tích cực trong việc giảng dạy lồng ghép về bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích, sử dụng tiết kiệm năng lượng và có hiệu quả...
+ Sự phù hợp về điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết học có tính tích cực hoặc ngược lại.
- Thường xuyên nhắc nhở GV củng cố, bổ sung và hệ thống các kiến thức, PPDH đã được tiếp nhận trước đây thông qua các lớp bồi dưỡng về đổi mới giáo dục phổ thông; đặc biệt là nhận thức rõ hơn trong việc chọn lựa PPDH và hình thức áp dụng phù hợp cho từng hoạt động, bài dạy, môn dạy.
- Theo dõi và động viên GV thay đổi nếp nghĩ, phá vỡ thói quen áp đặt HS, thụ động trong việc cập nhật thông tin mới cho bài giảng. Cần tổ chức và tạo ra các điều kiện để việc học được thuận lợi.
- Đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
QL các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn HS hoàn thành nội dung học tại lớp; nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho HS; khuyến khích tổ chức cho HS để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp. Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của HS học 2 buổi/ngày; Không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.
- Các lớp tiểu học tạo điều kiện cho cá nhân HS tham gia các hoạt động giao lưu, các “sân chơi” trí tuệ trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện nhưng không được thành lập đội tuyển; không tổ chức ôn luyện, tập huấn gây áp lực và căng thẳng cho HS; không căn cứ vào kết quả của HS khi tham gia các hoạt động giao lưu và “sân chơi” để xếp loại thi đua đối với các đơn vị.
QL dự giờ thăm lớp kiểm tra đánh giá
Đầu năm học, BGH xây dựng kế hoạch dự giờ dưới nhiều hình thức: dự giờ có báo trước, không báo trước, dự giờ có mời tổ trưởng và GV cùng dự, dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin... Công tác dự giờ thăm lớp được thể hiện qua các hoạt động:
+ Trước khi dự giờ, cần tham khảo về các đề tài chuyên môn, mục tiêu về nội dung kiến thức, yêu cầu giáo dục lồng ghép và phương pháp có liên quan đến tiết dạy.
+ Trong lúc dự giờ, cần tập trung theo dõi, ghi nhận lại tiến trình tiết dạy, rút ra những ưu điểm, tồn tại của tiết dạy và định hướng việc tư vấn thúc đẩy qua các mục.
+ Sau khi dự giờ, mời GV cùng nhau góp ý nhận xét, đánh giá tiết dạy. Qua đó GV thấy được mặt mạnh, mặt yếu để GV có cái nhìn tổng quát về tiết dạy. Việc nhận xét đánh giá dựa trên nguyên tắc đôi bên trao đổi tranh luận chuyên môn và việc tham gia nhận xét nhận được sự nhất trí đồng tình cao với mục đích là cùng hướng về mục tiêu đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường.
* Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo TCM quản lí tốt công tác giảng dạy của GV thông qua các hoạt động: + Phân công GV giảng dạy các môn học, các lớp theo yêu cầu.
+ Hướng dẫn GV xây dựng KH chuyên môn, chú ý các yêu cầu về sử dụng các thiết bị dạy học, kiểm tra HS, giảng dạy minh họa, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn.
+ Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV;
+ Triển khai thực hiện đổi mới PPDH theo TCM gắn với đặc thù từng môn học trong chương trình GD cấp học.
Quản lý kết quả học tập của học sinh:
* Mục tiêu
Đảm bảo HS được học, kiểm tra, đánh giá đúng quy định. Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá để xác định kết quả học tập của HS.
* Nội dung
Để quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, HT cần chú ý đến một số yêu cầu:
- Kiểm tra chất lượng HS: Thông qua việc tiếp thu bài giảng, việc thực hành kiến thức trên lớp, việc đóng góp xây dựng bài của HS. Tuỳ bài mà HS được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức.
- Nắm vững Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT