7. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng công tác đề xuất của tổ chuyên môn đối với hiệu trưởng về
phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học
Kiểm tra trong quản lý dạy học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của hoạt động dạy học, về hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị. Đó là một hệ thống những quan sát và so sánh xem hoạt động dạy học thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không; từ đó kịp thời điều chỉnh những sai lệch làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả, mục đích đã đặt ra.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị
Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Ít thường xuyên Chưa bao giờ SL TL% SL TL% SL TL
1. Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, đảm bảo các nội dung tích hợp, lồng ghép. 42 85,7 7 14,2 / / 2. Triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học. 41 83,6 8 16,3 / / 3. Yêu cầu nội dung giờ dạy của GV đảm bảo đạt
chuẩn về kiến thức, kỹ năng. 45 91,8 4 8,1 / /
4. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chuyên môn, chú ý các yêu cầu về sử dụng các thiết bị dạy học, kiểm tra HS, thao giảng, dự giờ, SHCM.
40 81,6 9 18,3 / /
5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và rút kinh nghiệm từ các kết quả đó (đột xuất, thường xuyên, định kì...)
43 87,7 6 12,2 / /
Qua kết quả khảo sát về 5 nội dung ở bảng trưng cầu ý kiến và kết quả tìm hiểu thông qua trao đổi với các thành viên được khảo sát ở các TCM, tôi nhận thấy trên 80% TTCM đã thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra các hoạt động dạy học và giáo dục một cách nghiêm túc. Đó là:
- Tổ chức và theo dõi các hoạt động sư phạm: dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới
PPDH, kiểm tra đánh giá; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm...
-Tổ chức và theo dõi GV học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, thực hiện tốt các nội dung tích hợp, lồng ghép trong các bài dạy.
-Việc kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS trong tiết dạy không chỉ diễn ra ở phần kiểm tra bài cũ, phần củng cố mà có thể diễn ra trong toàn tiết dạy. Qua đó giúp TCM đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đáp ứng việc tiếp nhận kiến thức của HS.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho công tác kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục:
- Theo kết quả thống kê, vẫn còn 14,2% GV ít thường xuyên chú ý đến việc phối hợp sử dụng các PPDH và 16,3% GV chưa thường xuyên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học làm ảnh hưởng đến chất lượng tiết học. Khi được hỏi, đa số GV này thường ngại khó, họ cho rằng cơ sở vật chất thiếu, kiến thức bài học nhiều, thời gian cho tiết học ít, cường độ lao động của GV nặng dẫn đến việc khó đầu tư cho tiết học đạt hiệu quả cao. Vì vậy nhiều tiết học vẫn mang nặng tính chất của PPDH cũ, lớp học trầm, tẻ nhạt, hiệu quả tiết học thấp.
- Hiệu quả sinh hoạt TCM chưa cao. Có tổ khối không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, GV khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của GV và người phải chịu thiệt thòi chính là HS.
- Nội dung sinh hoạt TCM chưa phong phú, các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới PPDH và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. Trong các buổi sinh hoat TCM, không khí thường trầm lắng, GV ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.