Quản lý phân công GV dạy và GV chủ nhiệm lớp theo năm học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Quản lý phân công GV dạy và GV chủ nhiệm lớp theo năm học

- Điều 18 của Luật giáo dục dã nêu vai trò trách nhiệm của cán bộ QL giáo dục: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

- Vai trò này được cụ thể hóa hơn đối với HT nhà trường trong điều 56 của Luật giáo dục:

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.

Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Như vậy, HT là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như các hoạt động chung của trường. HT đại diện nhà trường thực hiện chức trách về hành chính trước cơ quan QL trực tiếp với trường tiểu học đó là Uỷ ban nhân dân quận (huyện).

- Ngoài ra nhà trường luôn phải gắn liền với xã hội. Để thiết lập mối quan hệ này đòi hỏi HT phải nỗ lức trong việc huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng vì mục tiêu phát triển nhà trường, HT có trách nhiệm khẳng định chức năng xã hội hóa giáo dục và cầu nối quan trọng giữa giáo dục và xã hội, tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là người đại diện cho nhà trường, đồng thời là người hoạt động xã hội tích cực.

GD&ĐT ở Điều 11 có nêu rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp TH.

Nhiệm kì của hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường tiểu học công lập không quá hai nhiệm kì liên tiếp.

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

Thành lập các TCM, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.

Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Ngày nay để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm phát triển đất nước, HT cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của nhà trường. Muốn đạt được những yêu cầu đổi mới trong nhà trường, HT cần phải có năng lực,trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo…. nghĩa là đòi hỏi ở người hiệu trưởng phải có tầm và có tâm, nắm được 4 yếu tố chính trong nhà trường, đó là: “văn hóa” nhà trường – Xây dựng được chiến phát triển – Phát triển tốt đội ngũ - Đảm bảo tính dân chủ công bẳng.

Quản lí hoạt động dạy học là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lí dạy học (hiệu trưởng) đến khách thể quản lí hoạt động dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực giáo dục của nhà trường, của cộng đồng và xã hội để đưa hoạt động dạy học đến mục tiêu (xây dựng và phát triển nhân cách người học).

Việc phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp của giáo viên; phải phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên; có như vậy mới tạo tiền đề cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện trần văn thời tỉnh cà mau 1 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)