7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Thiết kế cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa tổ chuyên môn và BGH
3.2.4.1. Mục tiêu
Trao đổi thông tin hai chiều nghĩa là thông báo và nhận lại phản hồi. Trao đổi thông tin nghĩa là thông báo cho họ biết thông tin cần trao đổi và nhận lại các thông tin phản hồi từ người được thông báo.
Trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH nhà trường là việc làm rất cần thiết, nhằm giúp cho TCM được phản ánh các ý kiến của mình, từ đó BGH có thể nắm bắt kịp thời khó khăn vướng mắc, để giúp TCM hoạt động được tốt hơn.
Trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH nhà trường, để giải quyết yêu cầu đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của GV, giúp BGH đề ra biện pháp quản lý đạt hiệu quả tốt hơn.
Hoạt động của TCM là hoạt động trung tâm của nhà trường, chất lượng GD-ĐT phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của TCM. Đảm bảo các thông tin hai chiều cho hoạt động các TCM chính là biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung
Để TCM hoạt động thực sự có hiệu quả, việc trao đổi thông tin hai chiều cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho TCM trong từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là đỏi hỏi phải được đặt ra. Đáp ứng các tiêu chí này, HT cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các TCM, trao đổi thông tin hai chiều, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của tổ phản ánh lên.
- Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích GV thực hiện nhiệm vụ. HT phải đảm bảo tốt nhất chế độ chính sách cho đội ngũ TTCM, nhằm khích lệ tinh thần tìm tòi sáng tạo và duy trì chất lượng hoạt động của TCM một cách bền lâu.
- Xây dựng quy chế làm việc giữa HT và TTCM vì TTCM là cầu nối giữa HT và GV trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng GD. Quá đó HT có thông tin để đánh giá chính xác GV, trình độ CM, nghiệp vụ của họ từ đó phân công GV hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho GV trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của HT và cơ quan quản lý cấp trên. Chính vì những mối quan hệ trong
quy chế làm việc giữa HT và TTCM đòi hỏi người quản lý phải đổi mới tư duy quản lý về phương thức lẫn cơ chế; chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh, hành chính sang quản lý chủ yếu bằng điều lệ nhà trường; chuyển từ một chiều, từ trên xuống sang tương tác, lấy đơn vị cơ sở làm trung tâm; chuyển từ tập trung sang phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Tổ chức trao đổi ý kiến của GV và TCM, lập hộp thư góp ý, điện thoại hoặc các thông tin khác với các nội dung như:
* Đối với tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị trường học
- Phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công việc dạy và học: + Bố trí phòng làm việc, bàn ghế, cơ sở học tập, để TCM sinh hoạt.
+ Tăng cường trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở thực tập, thực hành, thí nghiệm, thư viện.
+ Tổ chức tốt cơ sở học liệu, đặc biệt là thư viện điện tử giúp cho cả người học và người dạy có điều kiện lấy thông tin phục vụ cho việc dạy và học.
- Phát động rộng rãi phong trào tự làm đồ dùng dạy học và nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý
+ Chỉ đạo TTCM làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV, HS trong khối về vai trò tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, GV, HS phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng.
+ Hướng dẫn, tổ chức trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin giữa các TCM, trao đổi những phần mềm dạy học tốt để học tập.
+ BGH và TTCM phải là những người tiên phong nâng cao nhận thức cho GV trong khối và HS về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.
* Đối với xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích GV thực hiện nhiệm vụ. Muốn phát huy vai trò hoạt động của các TTCM có hiệu quả, HT cần tìm ra các biện pháp tác động hữu hiệu như:
- Cần dành một phần lớn nguồn tài chính chi cho hoạt động chuyên môn, ưu tiên chi cho dạy học và thi đua khen thưởng để tạo động lực cho TCM và GV.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự tài trợ, đầu tư, ủng hộ của các lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ về lương, phụ cấp cho đội ngũ TTCM. - Xây dựng chế độ ưu đãi, động viên TTCM tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiên tiến.
* Đối với Xây dựng quy chế làm việc giữa HT và TTCM - Cần xây dựng cơ chế tự chủ và năng động cho TTCM.
- Bồi đắp những thiếu hụt về tri thức quản lý giáo dục cho TTCM. -Thường xuyên trao đổi, giúp TTCM giải quyết những vướng mắc trong việc điều hành hoạt động của tổ.
- Cung cấp đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn các cấp.
- Khuyến khích TTCM đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học; thực