7. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
Từ nhiệm vụ của TCM ta có thể thấy các hoạt động của TCM bao gồm:
Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM trong năm học: Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)
Củng cố phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung”, tổ chức học tập theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, học tập theo Thông tư của BGD&ĐT, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Thực hiện kiểm tra chuyên đề về soạn bài, chấm chữa bài của GV, dạy 2 buổi/ ngày, xây dựng nề nếp lớp (vệ sinh, trật tự kĩ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức, kĩ năng sống của HS).
Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt TCM
Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục cua GV trong tổ. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.
Xây dựng nề nếp dạy – học của GV – HS trong tổ. Bồi dưỡng nâng tay nghề GV trong tổ.
Động viện viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục: Làm tốt công tác phổ cập, chỉ đạo các thành viên trong tổ làm tốt công tác tuyên truyền Hội cha mẹ HS, giúp họ thấy rõ hơn nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc tham gia cùng với nhà trường giáo dục con em mình.
Tham gia quản lý môi trường giáo dục; phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức trong và nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến giáo dục nhân cách HS.
Đề xuất tham mưu với BGH khen thưởng những GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhầ trường phân công, phê bình, nhắc nhở những GV vi phạm quy chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.
Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.