7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Những yêu cầu đối với giáo dục TH trong giai đoạn hiện nay
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã giao giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung sau:
- Chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện của địa phương;
học, lớp học, cấp học; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
- Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần
Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện
có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
- Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích
nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
- Đẩy mạnh truyền thông về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông tại địa phương; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện,
hàng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. - Tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Để đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, theo Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 với mục tiêu: Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, cụ thể: Giai đoạn 2017-2020 đối với cấp Tiểu học đã được phê duyệt và phân bổ:
+ Kiên cố hóa trường, lớp học: Đầu tư xây dựng phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời bao gồm: Phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Xây dựng bổ sung: Phòng học; phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); phòng thư viện;
+ Mua sắm bổ sung: Bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; bộ máy tính; bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành giáo dục để có phương án giao bổ
sung trong thời gian tới, hiện nay các địa phương đã tiến hành rà soát theo thẩm quyền. Theo chương trình hiện hành môn Tin học và Tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên theo Thông tư 32 về Ban hành chương trình 2018, môn Tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc, vì vậy đây là căn cứ pháp lí để các địa phương tiến hành tuyển dụng giáo viên theo vị trí việc làm đảm bảo thực hiện chương trình mới. Vì vậy, các địa phương cần phải chú ý chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng bổ sung vị trí việc làm đối với 2 môn học này, xây dựng vị trí định biên đủ định mức số tiết quy định. Lộ trình thực hiện sẽ từ năm học 2020- 2021 và đến năm học 2025- 2026 phải đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức và thành phần giáo viên bộ môn đủ và cân đối hợp lí giữa các môn theo quy định của chương trình và Thông tư 32 là căn cứ pháp lý để các địa phương chỉ đạo các trường Tiểu học, bổ sung vào vị trí việc đối với giáo viên môn Tin học và Tiếng Anh.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình 2018 và sách giáo khoa mới
Các địa phương cần chú ý tổ chức phối hợp thực hiện Kế hoạch tập huấn theo các chương trình, kế hoạch mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cụ thể có các đối tượng sau:
+ Giáo viên cốt cán: mỗi tỉnh có 02 cán bộ quản lý cấp sở giáo dục và đào tạo, 01 cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục và đào tạo, mỗi trường tiểu học có 01 giáo viên được cử đi bồ dưỡng thực hiện chương trình. Thời gian thực hiện cấp Trung ương; cấp tỉnh phải thực hiện ngay sau đó.
+ Giáo viên giảng dạy lớp 1 khi thực hiện chương trình mới: 100% giáo viên giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải được bồi dưỡng để dạy chương trình mới cụ thể mỗi lớp 1 phải bồi dưỡng cho ba đối tượng: Giáo viên dạy môn chung, giáo viên dạy âm nhạc, giáo viên dạy mỹ thuật, đối tượng này địa phương phải chủ động thực hiện bồi dưỡng bằng ngân sách địa phương phải thực hiện xong trước tháng 12 năm 2019 để thời gian sau đó sẽ dành thời gian tập huấn sử dụng sách giáo khoa.
+ Các địa phương xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo định hướng trên và tham mưu phương án bố trí kinh phí để thực hiện bồi dưỡng cho các đối tượng đúng tiến độ.
- Thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường đối với cấp tiểu học phải tuân thủ theo quy định của chương trình GDPT mới
+ Thực hiện dồn dịch điểm trường và các trường tiểu học có quy mô nhỏ
Thực hiện dồn dịch các điểm trường, trường tiểu học có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo, thành những điểm trường, trường tiểu học có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố, đủ các hạng mục đảm bảo để thực hiện đầy đủ các
hoạt động dạy học (sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh, phòng học, phòng bộ môn,…) để đảm bảo công bằng giữa điểm trường và cơ sở trường chính.
Khi sáp nhập các trường, điểm trường nhỏ thành các trường, điểm trường lớn nếu cách xa nhà học sinh không thể đi về cần tính toán đến phương án tổ chức ăn bán trú, đầu tư các hạng mục phụ trợ để đảm bảo tổ chức ăn trưa cho học sinh, đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các điểm trường không bố trí đủ phòng chức năng dạy học các môn tin học và ngoại ngữ, chỉ tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1, 2. Học sinh lớp 3, 4, 5 được đưa về trường chính để được học đầy đủ các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình.
+ Sáp nhập các trường tiểu học liên cấp
Sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã; các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét ghép với trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn xã; các xã có 2 đến 3 trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện cụ thể như:
Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa;
Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập;
Việc sáp nhập để hình thành các trường tiểu học với trường trung học cơ sở phải phân khu vực riêng biệt cho từng cấp học nhằm đảm bảo tính đặc thù (về thời lượng tiết học, hình thức tổ chức dạy học...) tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của mỗi cấp học;
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những trường, điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.
+ Thực hiện chế độ cho người học
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chế độ hỗ trợ cho học sinh để tổ chức thực hiện bán trú tại các điểm trường, các trường có học sinh ở xa để đảm bảo việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.