7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường TH trên địa bàn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, QLGD, và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở GD - đó là các trường TH trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp QL phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình QL với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, được áp dụng rộng rãi và tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình thực hiện để ngày càng hoàn thiện.
Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý TCM các trường Tiểu học trên địa bàn huyện và trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Để các biện pháp luận văn đề xuất đảm bảo tính hệ thống thì các biện pháp phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau để tạo nên chất lượng của hoạt động TCM. Nội dung của các biện pháp phải đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố cơ bản của hoạt động TCM một cách có hệ thống. Để từ đó tranh thủ được sự đồng thuận của các cấp QLGD, của địa phương, và đặc biệt là sự đồng thuận của CBQL, GV, các tổ chức trong nhà trường. Các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường TH trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau có tính hệ thống trong nhận thức và hành động của CBQL, GV, HS.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường TH trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau