7. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên qua thực tế, một số hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ở nhiều trường:
- Tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ nhà giáo không đồng đều. Một số TTCM và GV có tư tưởng ngại khó, ngại va chạm; không thích thay đổi, thực hiện những ý tưởng đổi mới.
- Công tác kiểm tra của HT chưa thường xuyên; HT ít tham dự các buổi sinh hoạt ở TCM.
- Trường sở còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trang thiết bị dạy học, thiếu các phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, sách tham khảo... Chế độ đải ngộ nhà giáo còn thấp.
- Một số TCM xây dựng kế hoạch chưa được cụ thể về hình thức và nội dung, thiếu sự phân công, phân nhiệm cho từng thành viên, nên nhiều vấn đề bị giậm chân hoặc chồng chéo.
- Văn bản có tính pháp quy về chuyên môn thường luôn thay đổi và điều chỉnh làm ảnh hưởng đến kế hoạch và chất lượng dạy học.
- Một số TTCM chưa có chuyên môn vững vàng, chưa có tính mềm mỏng để chỉ đạo, nên thường làm cho buổi sinh hoạt TCM mang tính đối phó.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và GD-ĐT huyện Trần Văn Thời. Từ cơ sở này giúp cho tôi có điều kiện khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động của các TCM và thực trạng công tác QL hoạt động TCM ở các trường TH trên địa bàn huyện. Qua khảo sát thực trạng cho thấy:
- Hoạt động TCM ở các trường cơ bản đã đi vào nề nếp định hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. HT các trường luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở đơn vị.
trào đổi mới PPDH còn chậm, phong trào tự học, tự rèn để vươn lên ở TCM chưa cao. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý hoạt động của TCM trong các nhà trường chưa đồng nhất, một số HT còn quản lý theo kinh nghiệm trong điều hành hoạt động TCM.
Các nhận xét đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên trên đây là cơ sở mà luận văn sẽ trình bày một số biện pháp giải quyết ở chương 3: Đề xuất một số biện QL nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trường TH huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TCM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU