Kết luận chương 5

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 116 - 160)

7. Cấu trúc luận văn

5.7. Kết luận chương 5

Trong chương 5, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 bài học trong nội dung toán lớp 3. Thông qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy những giáo án thiết kế vận dụng mô hình tương tác nhằm phát triển năng lực cho HS đã đem lại hiệu quả trong dạy học toán lớp 3 như sau:

Qua phân tích số liệu của các lần thực nghiệm cho thấy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm được nâng cao, bước đầu thấy dạy học áp dụng mô hình tương tác trong dạy học môn Toán ở tiểu học có tính khả thi và được GV và ban giám hiệu nhà trường thực nghiệm rất ủng hộ.

Dạy học áp dụng các mô hình dạy học tương tác nhằm phát triển năng lực tạo điều kiện cho HS được tham gia vào quá trình học tập chủ động, sáng tạo hơn. Các em thích làm việc hợp tác theo nhóm, mong muốn trình bày và bảo vệ ý kiến của mình. Các em tự tin hơn, gắn bó và hợp tác hơn với bạn bè và luôn có ý thức trong công việc vì thành tích của nhóm và của cả bản thân.

Ngoài mục đích hình thành cho HS những kiến thức, kĩ năng của môn Toán, HS còn được hình thành và phát triển những năng lực khác cần thiết trong cuộc sống như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề. Đây là vấn đê quan trọng đặc biệt khi chương trình mới, chú trọng phát triển các năng lực cho HS.

KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Về lý luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã hoàn thành những công việc sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Trong đó, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận qua các nội dung sau:

+ Trình bày cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 3

+ Trình bày đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS tiểu học, năng lực và năng lực học tập toán của HS tiểu học cũng như các năng lực chuyên biệt cần hình thành, phát triển qua dạy học toán lớp 3.

+ Trình bày tổng quan về dạy học theo mô hình tương tác (một số khái niệm sử dụng trong dạy học tương tác; quan điểm, đặc điểm, bản chất, mô hình của dạy học tương tác; các yêu cầu đối với việc tổ chức quá trình dạy học vận dụng mô hình tương tác; mối quan hệ tương tác giữa 3 yếu tố GV- HS - môi trường).

- Trình bày và vận dụng mô hình dạy học tương tác vào dạy học môn Toán lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực.

- Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng vận dụng mô hình dạy học tương tác vào dạy học theo định hướng phát triển năng lực qua phiếu điều tra tra cho GV HS.

- Xây dựng mô hình dạy học tương tác nhằm phát triển năng lực gồm 3 giai đoạn chính:

• Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch dạy học + Xác định năng lực cần phát triển cho HS

+ Tìm hiểu về nội dung bài học, môn học, người học

+ Thiết kế kế hoạch dạy học tương tác (Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, môi trường dạy học )

• Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học tương tác + Định hướng bài học, tạo hứng thú cho HS.

+ Tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho HS (cá nhân, nhóm, lớp) + Tổ chức HS báo cáo kết quả hoạt động học tập tương tác

+ GV đánh giá HS + HS đánh giá lẫn nhau + HS tự đánh giá bản thân

- Thiết kế giáo án bài “Gấp một số lên nhiều lần” và “Chu vi hình vuông” áp dụng mô hình tương tác nhằm phát triển năng lực HS.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp 3/1 và 3/2 trường tiểu học Lê Đình Chinh - Thành phố Đà Nẵng. Tổng số HS tham gia khảo sát là 80 HS (40 HS ở các lớp thực nghiệm và 40 HS ở lớp đối chứng).

- Tiến hành thống kê định lượng và định tính và xử lý số liệu của HS các lớp khảo sát và đối chứng để kiểm tra mức độ hiểu biết và khả năng vận dụng của mô hình.

2. Về thực tiễn

Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, chuyển biến mạnh mẽ sang dạy học tiếp cận năng lực, thì tổ chức môi trường tương tác cho học sinh hợp tác tìm tòi cách giải quyết các nhiệm vụ học tập toán có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học hiện nay.

Nội dung của đề tài là tài liệu tham khảo trong sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Benson, Hugh (2000), Trí tuệ Socrate, NXB Đại học Oxford.

[2] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2011), Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, Trường ĐHSP Hà Nội- Trường ĐH Potsdam.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo kèm theo Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Nghị quyết 88/2014/QH13) của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ

văn cấp THPT (Vụ Giáo dục Trung học- Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015

của Thủ tướng Chính phủ.

[7] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] Đỗ Tiến Đạt (2013), “Cơ sở khoa học của việc xây dựng Chuẩn giáo dục phổ thông”, Kỉ yếu Hội thảo “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình

Giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Hà Nội.

[9] Geoffrey Petty (1998), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes. [10] Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.

[11] Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp

sư phạm tương tác, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

[12] Jean-Marc Denomme, Madeleine Roy (2009), Sư phạm tương tác - Một tiếp

cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHà Nội.

[14] Krutecxki V. A (1973), Tâm lí năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15] Nguyễn Hữu Vui - Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên), (2005), Giáo trình

Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[17] Nguyễn Thành Vinh (2005), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[18] Nguyễn Thị Bích Hạnh (2005), Biện pháp hoàn thiện kĩ năng tự học môn giáo dục học cho sinh viên Đại học sư phạm theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án Tiến sĩ giáo dục, Hà Nội.

[19] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2003), Giáo dục học đại học, Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục học đại học và Nghiệp vụ sư phạm đại học, Hà Nội.

[20] Nguyễn Thị Thanh Hằng (2010), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm

tương tác trong nhà trường tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường

ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

[21] Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại

cương,NXBGD, Hà Nội.

[22] Phạm Khắc Chương (1990), J.A Coomenxki - Nhà sư phạm lỗi lạc, NXB Giáo dục.

[23] Phạm Quang Tiệp (2013), Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[24] Phạm Tất Dong & Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội. [25] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy học

trong môi trường sư phạm tương tác, NXB Đại học Sư phạm, HàNội.

[27] Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

[28] Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học - truyền thống và đổi mới, NXBGiáo dục Việt Nam.

[29] Trần Bá Hoành (1996), “Phương pháp tích cực”,Tạp chí Giáo dục, số 3/1996. [30] Trần Kim Nở (1993), Từ điển Anh - Việt, NXB chính trị Quốc gia.

[31] Trịnh Văn Biều (2005), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực của người học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

[32] Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên (2005), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng.

[33] Vũ Lệ Hoa (2009), Biện pháp vận dụng quan điếm sư phạm tương tác

trongdạy học môn giáo dục học trong các trường Đại học Sư phạm, Luận án

Tiến sĩ, HàNội.

[34] http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/M%C3%B4_h%C3%ACnh

Tiếng Anh

[35] Anderson, T. (2003), “Getting the mix right again: An updated and theoretical rationale for interaction”,International Review of Research in

Open and Distance Learning, 4(2).

[36] Anderson, T. D. & Garrison, R. D. (1998), Learning in a networked world: New roles and responsibilities. In C. C. Gibson (Ed.), Distance Learners in Higher Education (pp. 97-112). Madison, Wisconsin: Atwood Publishing. [37] Claire Margolinas (1995), Dévolution et institutionnalisation deux aspects

antagonistes du rôle du maitre, Didactique des disciplines scientifiques et

fomation des enseignants, Université Pédagogique Ho Chi Minh Ville.

[38] Moore, M. (1989), Editorial: Three types of interaction,The American Journal of Distance Education, 3(2), pp. 1-7.

[39] Thurmond Veronica, Wambach Karen (2004), Understanding Interaction inDistance Education: A Review of Literature. International Journal of

http:// www.itdl. Org/joural/Jan_04/article02.htm.

[40] Wagner, E.D. (1994), “In Support of a Functional Definition of Interaction".

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3”. Với mong muốn có được thông tin thực tế về việc vận dụng mô hình tương tác cho học sinh trong dạy học toán lớp 3. Chúng tôi gửi đến quý thầy/cô phiếu điều tra ý kiến này. Kính mong quý thầy/cô cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đanh dấu X vào các ô lựa chọn.

Câu 1: Theo thầy/cô, thế nào là tương tác trong dạy học?

... ... ...

Câu 2: Thầy/cô có thường xuyên vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán tiểu học không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 3: Đánh giá thái độ của học sinh khi tham gia tương tác trong lớp thầy/cô đang dạy:

Tốt Đạt Không đạt

Câu 4: Thầy cô nghĩ thế nào về mức độ cần thiết của các nội dung liên quan đến vận dụng mô hình tương tác trong dạy học cho học sinh?

Stt Nội dung Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến

1 Quan sát đánh giá thái độ hợp tác khi làm việc nhóm của học sinh

2 Nâng cao nhận thức của học sinh về tương tác với bạn bè, thầy cô và môi trường.

3 Chọn lọc nội dung toán học để vận dụng mô hình tương tác

4 Khuyến khích học sinh nhận xét, đánh giá quá trình học tập của bản thân và của các thành viên trong nhóm

học toán tiểu học là gì?

Stt Các khó khăn

1 Hạn chế về môi trường xung quanh như phương tiện hỗ trợ học tập, số lượng học sinh đông, ....

2 Hạn chế về tài liệu tham khảo và hướng dẫn xây dựng mô hình tương tác trong dạy học.

3 Chưa biết các thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh theo mô hình tương tác.

4 Chưa biết cách khuyến khích tinh thần học tập tương tác cho học sinh khi tham gia hoạt động nhóm.

5 Không đủ thời gian trên lớp để áp dụng mô hình tương tác vào dạy học. Khó khăn khác: ... ... ... ...

Câu 6: Theo thầy/cô, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy học theo mô hình tương tác cho học sinh là gì?

... ... ...

Câu 7: Theo thầy/cô, để vận dụng có hiệu quả mô hình tương tác trong dạy học, giáo viên phải làm gì?

... ... ... ...

Một số thông tin cá nhân

Họ và tên: ...Điện thoại:... Trình độ đào tạo:... Đơn vị công tác:...

Các em học sinh thân mến!

Từ các tiết học có nội dung tương tác đã được các thầy cô tổ chức ở trên lớp, các em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô mà mình lựa chọn.

Họ và tên:... Lớp:... Trường:...

Câu 1: Em hiểu tương tác (làm việc nhóm) trong học tập là gì?

... ... ... ...

Câu 2: Khi học toán, có cần tương tác với bạn bè và thầy cô không?

Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến

Câu 3: Đánh giá thái độ học tập của các bạn trong nhóm khi tham gia tương tác.

Tốt Đạt Không đạt

Câu 4: Khi nhóm em nhận được nhiệm vụ nào đó trong giờ học toán, em đã làm gì?

Ngồi im, không làm gì

Chỉ làm nhiệm vụ mà nhóm giao cho

Tích cực trao đổi với bạn bè và đóng góp ý kiến

Hỏi ý kiến thầy cô và hỏi đáp về những điều còn thắc mắc

Câu 5: Em có thích được học tập theo nhóm và tương tác với bạn bè, thầy cô không?

Thích Bình thường Không thích

Câu 6: Khi học tập tương tác với các bạn và thầy cô, em gặp phải những khó khăn nào?

Các bạn không tích cực tương tác lại với em Các khó khăn khác: ... ... ... ...

Câu 7: Theo em, học tập tương tác có lợi ích gì?

Dễ hiểu, nhớ bài lâu hơn

Không khí lớp học tự nhiên, sôi nổi

Tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô Các lợi ích khác:

... ... ... ...

PHỤ LỤC 3

CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC DỰA VÀO TƯƠNG TÁC

STT Mô hình 3 yếu tố Mô tả hoạt động Các kĩ thuật dạy học Phát triển

năng lực

1 Thông báo - Thu nhận

Người dạy - Dựa vào tính vấn đề của nội dung học tập để gợitình huống thông báo kiến thức.

- Thông báo kiến thức dưới dạng các mẫu thông tinbằng lời nói.

- Tổ chức các tương tác để người học ghi nhớ và táihiện kiến thức.

- Đánh giá và điều chỉnh hoạt động thông báo chophù hợpvới năng lực tiếp nhận của người học.

- Kĩ thuậtthuyết giảng. - Kĩ thuật giảithích. - Kĩ thuậthướng dẫn người học kếthợpgiữa nghegiảng và ghichép. - Kĩ thuật tổchứctương tácgiúp ngườihọc tái hiện trithức. - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. Người học - Chuẩn bị tâm thế để tiếp nhận thông tin.

- Tích cực tham gia các tương tác để tái hiện kiếnthức. - Tự đánh giá để điều chỉnh hoạt động tiếp nhận vàxử lí thông tin.

Môi trường - Đồ dùng, phương tiện hỗ trợ cho quá trình thôngbáo. - Mối quan hệ thân thiện, nâng đỡ giữa thầy và trò.

2

Làmmẫu - Thựchành

Người dạy - Giớithiệu những thông tin liên quan tới kĩ năng, hànhvi cầnhình thành.

- Trình diễn kĩ năng trực tiếp hoặc gián tiếp. - Tổ chức cho người học thực hành kĩ năng. - Kiểm tra và hiệu chỉnh từng phần.

- Tổ chức ôn tập toàn bộ kĩ năng. - Đánh giá và điều chỉnh - Kĩ thuật trìnhdiễn. - Kĩ thuật môtả. - Kĩ thuật sửdụng phươngtiện nghe nhìnvà đa phươngtiện. - Kĩ thuật củngcố kết quả họctập của - Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

Người học - Gắn kết những thông tin liên quan tới kĩ năng vớihiện thực cuộc sống.

- Quan sát và phân tích các thao tác cơ bản trong mẫutrình bày.

- Luyện tập từng phần của mẫu kĩ năng. - Tự đánh giá và chỉnh sửa toàn bộ kĩ năng.

ngườihọc.

Môi trường - Đồ dùng và phương tiện hỗ trợ việc trình diễnkĩ năng và quá trình thực hành của người học .

- Mối quan hệ thân thiện, nâng đỡ giữa thầy và trò.

3

Kiếntạo -

Tìm tòi

Người dạy - Thiết kế nhiệm vụ, quy trình tìm tòi, khám phá cho người học.

- Thiết kế môi trường học tập - Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- Tổ chức các tương tác sư phạm chủ yếu giữa ngườihọc với người học, người học với môi trường đểngười học tự khám phá kiến thức.

- Tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả học tập.

- Kĩ thuât thiếtkế quy trìnhtìm tòi củangười học.

- Kĩ thuật tổchức tương tácgiữa ngườihọc với ngườihọc, giữangười học vớimôi trường đểkhám phá trithức. - Kĩ thuật kíchthích và củngcố động cơhọc tập củangười học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. Người học - Chuẩn bị tâm lí, phương tiện cần thiết cho quá trìnhhọc

tập bằng tìm tòi.

- Tích cực tham gia các tương tác để truy tìm và pháthiện kiến thức.

- Trình bày sản phẩm và thảo luận để tường minh hóakết quả học tập.

Môi trường - Đồ dùng và phương tiện hỗ trợ cho quá trình tìm tòi,khám phá của người học.

- Mối quan hệ thân thiện, nâng đỡ giữa thầy và trò; - Mối quan hệ hợp tác, cộng tác giữa các thành viên

trong nhóm, lớp học 4 Khuyến khích - Thamgia

Người dạy - Thiết kế nội dung học tập khai thác mặt giátrị, đạo đức, tư tưởng và kinh nghiệm nền tảng củangười học.

- Khuyến khích, động viên để người học tích cựctham gia vào quá trình thảo luận, chia sẻ quan điểmcá nhân. - Thúc đẩy tiến trình thảo luận phát triển theo

chiềuhướng tiến bộ.

- Tổ chức dẫn kết thảo luận hay đối thoại.

- Kĩ thuật tạođộng cơ. - Kĩ thuật xâydựng môitrường thânthiện, giàucảm xúc đểngười học tíchcực chia sẻ,trao đổi. - Kĩ thuật tổchức đàm thoại. - Kĩ thuật tổchức thảo luận. - Kĩ thuật sửdụng câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác

Người học - Tạo lập các mối quan hệ gần gũi, thân thiện trongnhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 116 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)