7. Cấu trúc luận văn
5.6.2. Phântích định lượng
Sau khi dạy thực nghiệm trên đối tượng HS 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành phát bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả 2 đối tượng HS lớp thực nghiệm và lớp khảo sát.(Phụ lục 6, phụ lục 7).
Bài kiểm tra dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm, tổng gồm 3 câu. Tổng điểm là 10. Điểm thành phần mỗi câu: Câu 1 và 2: mỗi câu 3 điểm, câu 3: 4 điểm.
Tổng số HS tham gia khảo sát là 80 HS (40 HS ở lớp khảo sát và 40 HS ở lớp đối chứng).
Kết quả thu được như sau:
Bảng 5.1. Kết quả bài kiểm tra “Gấp một số lên nhiều lần”
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN (3/1) 1 9 5 14 11 Lớp ĐC (3/2) 1 1 1 11 10 11 5 Kết quả:
- Lớp thực nghiệm có 100% HS đạt điểm trung bình trở lên (40/40 bài kiểm tra), trong đó có 30/40 bài đạt điểm khá giỏi (chiếm 75%)
- Lớp đối chứng có 97.5% HS đạt điểm trung bình trở lên (39/40 bài kiểm tra), trong đó 26/40 bài đạt điểm khá giỏi ( chiếm 65%)
Bảng 5.2. Kết quả bài kiểm tra “Chu vi hình vuông”
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN
(3/1)
Lớp ĐC (3/2)
1 1 6 13 7 7 5
- Lớp thực nghiệm có 100% HS đạt điểm trung bình trở lên (40/40 bài kiểm tra), trong đó có 34/40 bài đạt điểm khá giỏi (chiếm 85%)
- Lớp đối chứng có 97.5% HS đạt điểm trung bình trở lên (39/40 bài kiểm tra), trong đó 19/40 bài đạt điểm khá giỏi ( chiếm 47.5%)
Mặc dù kết quả bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của HS và các yếu tố khác, nhưng khi chúng ta dạy học vận dụng mô hình tương tác thì HS hiểu và nắm bài sâu sắc hơn cũng như áp dụng tốt vào các bài tập.
Như vậy, dạy học theo hướng này HS hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp HS rèn luyện khả năng tự học suốt đời. Sau khi tiến hành khảo sát, tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,…Bước đầu rèn luyện cho các em có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó xây dựng các kiến thức mới. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn HS về các thay đổi mà em các nhận thấy sau khi học theo mô hình tương tác, chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:
- HS hứng thú trong giờ học toán: Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn;
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá của HS tiến bộ hơn: Điều này để giải thích là do GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Điều này được giải thích là do trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,…của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: Điều này do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò.
- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: Điều này là do trong quá trình dạy học, GV tạo điều kiện cho các em tương tác, giao tiếp và hợp tác với mọi người. HS được thảo luận với nhau và được tự trình bày kết quả làm được.