7. Cấu trúc luận văn
4.1.3. Cách đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
Việc đánh giá năng lực HS cũng khá trừu tượng, thường khó để sử dụng các công cụ thông thường như câu hỏi, bài tập để đánh giá, muốn đánh giá năng lực của HS thường phải có bộ công cụ đánh giá chuyên biệt.
Trong dạy học môn Toán, để đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS, cần căn cứ vào những yêu cầu cần đạt của năng lực giao tiếp và hợp tác theo chuẩn đầu ra của chương trình. Như chúng ta đã biết, tiêu chuẩn chính là những quy định về dấu hiệu đặc thù, làm căn cứ để đánh giá và được xác định dựa trên các biểu hiện chung của năng lực. Tiêu chí đánh giá năng lực chính là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xác định mức độ, là sự cụ thể hóa tiêu chuẩn bằng các hành vi. Vì vậy, để xây dựng các tiêu chí đánh giá, cần làm rõ tiêu chuẩn, từ tiêu chuẩn xác định tiêu chí và với mỗi tiêu chí cần mô tả theo các mức chỉ báo thể hiện sự phát triển của năng lực. Trong bài viết này, chúng tôi đã xây dựng bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS. GV dựa vào bảng tiêu chí này để thiết lập các công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS trong một bài học cụ thể vận dụng mô hình tương tác.
Bảng 4.1. Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp của HS.
Phương diện Tiêu chí
Thái độ Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người.
Kết bạn Cởi mở, dễ dàng làm quen và kết bạn mới Trình bày và nghe
hiểu
Trình bày được rõ ràng ý kiến của mình; nói đúng nội dung cần trao đổi.
Lắng nghe và hiểu được lời người khác.
Ứng xử Biết chia sẻ và ứng xử thân thiện với mọi người. Đánh giá
Có khả năng tự đánh giá quá trình giao tiếp của bản thân. Đánh giá được khả năng giao tiếp của người khác
Bảng 4.2 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác của HS. Nhóm kĩ năng tổ chức và quản lí của năng lực hợp tác
Phương diện Tiêu chí
Tổ chức nhóm hợp tác
Biết cách di chuyển, tập hợp nhóm
Đảm nhận được các vai trò khác nhau trong nhóm Tập trung chú ý
Xác định được cách thức tiến hành hợp tác. Lập kế hoạch hợp
tác
Xác định được các công việc cụ thể theo trình tự và thời gian để hoàn thành các công việc đó.
Tự đánh giá được năng lực của bản thân,
của bạn từ đó phân công hoặc tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp. Tạo môi trường
hợp tác
Có thái độ hợp tác
Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Tranh luận ôn hòa
Giải quyết mâu thuẫn
Biết kiềm chế bản thân
Phát hiện và giải quyết được mâu thuẫn.
Nhóm kĩ năng hoạt động của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Diễn đạt ý kiến Trình bày được ý kiến/ báo cáo của nhóm Biết bảo vệ ý kiến của mình.
Lắng nghe và phản hồi.
Biết lắng nghe.
Thể hiện được ý kiến đồng tình và không đồng tình.
Tổng kết, báo cáo. Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp được ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Nhóm kĩ năng đánh giá của năng lực hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Tự đánh giá. Có khả năng tự đánh giá quá trình hợp tác của bản thân. Đánh giá lẫn nhau. Biết đánh giá bạn khác trong nhóm, các nhóm khác trong lớp.