Bản chất của tươngtác trongdạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Bản chất của tươngtác trongdạy học

2.4.4.1. Bản chất triết học

Bản chất triết học của tương tác trong dạy học thể hiện ở các khía cạnh dưới đây: - Xác định các thành tố cơ bản trong cấu trúc của hoạt động dạy học

Quá trình dạy học bao gồm trong nó rất nhiều thành tố: người học, người dạy, nội dung dạy học, các thiết bị, phương tiện, không gian… và những thành tố này không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ, tác động qua lại, tạo động lực cho từng thành tố cùng vận động và phát triển. Nếu dựa trên vai trò của các thành tố trong hoạt động dạy học nêu trên, chúng ta có thể chia chúng thành ba bộ phận chính, đó là: người học, người dạy và môi trường dạy học. Thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại, thông qua sự tương tác hợp quy luật giữa các thành tố người học, người dạy và môi trường, các thành tố mới có thể phát triểnvà vận động[9, tr.7].

- Vai trò của các thành tố trong cấu trúc của hoạt động dạy học

Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. [15, tr.216]. Đối tượng của hoạt động dạy học chính là người học, sự tiến bộ của người học chính là mục tiêu mà hoạt động dạy học hướng đến. Như vậy, để người học phát triển thì phải dựa vào chính người học. Các yếu tố người dạy và môi trường chỉ là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển ở người học.

- Ý nghĩa của sự tương tác giữa các thành tố trong hoạt động dạy học

Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định, các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chúng chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tương tác. [15, tr.210]. Người học phải tương tác với môi trường để các đối tượng trong đó bộc lộ các dấu hiệu, tính chất, quy luật, xu hướng và người học tiếp nhận chúng, biến chúng thành tri thức của mình. Người học phải tương tác với thầy, với bạn để bộc lộ, khẳng định giá trị của bản thân; để thầy, bạn bộc lộ những hiểu biết, phẩm chất, thậm chí những thiếu sót, nhược điểm. Qua đó, người học có được

những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết để hoàn thiện và phát triển nhân cách của chính mình.

Như vậy, xem xét tương tác trong dạy học dưới lập trường triết học, chúng ta không những xác định được chính xác các thành tố cơ bản của hoạt động dạy học, mà còn xác định được vai trò của từng thành tố.Từ đócó những định hướng tổ chức, điều khiển các tương tác sư phạm để hoạt động dạy học vận hành theo đúng quy luật, phát huy tối đa vai trò của từng thành tố, từ đó đạt được mục tiêu dạy học đề ra.

2.4.4.2. Bản chất thần kinh học

Quá trình lĩnh hội kiến thức được bắt đầu bởi các kích thích từ các nhân tố của môi trường đến các cơ quan cảm thụ giác quan khác nhau: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác... Ngay khi các giác quan được kích hoạt, các nơron nhận các cảm giác này để đưa lên não bộ , tức là hệ thần kinh trung ương.

Cơ chế hình thành một tri thức mới ở lớp não người diễn ra như sau: khi đứng trước một nhiệm vụ nhận thức, bán cầu não trái đưa ra một yêu cầu để bán cầu não phải làm nhiệm vụ tìm kiếm, tổng hợp tất cả các thông tin không đồng nhất nhưng có liên quan tới đối tượng. . Khi các thông tin về đối tượng đủ lớn để gọi tên chúng, thì đối tượng cần chiếm lĩnh đã tường minh và được khái quát thành khái niệm, mô hình, sơ đồ lưu giữ bền vững ở bán cầu não trái. Như vậy, hai bán cầu đại não hoạt động theo cơ chế cộng sinh và có thể chuyểnhóa lẫn nhau tạo ra sự cân bằng tương đối. Sự cân bằng này liên tục bị phá vỡ (khixuất hiện nhu cầu nhận thức mới) và sau đó lại được thiết lập (khi nhận thức đượcđối tượng cần chiếm lĩnh). [12, tr.66]. Từ những nét khái quát trên, tiếp cận khoa học thần kinh hướng hoạt động người dạy vào việc giúp đỡ người học, động viên và tạo hứng thú cho người học trong suốt quá trình học tập. Đồng thời tôn trọng người học, tôn trọng vốn kiến thức và kinh nghiệm của họ, luôn nhìn nhận người học là những người đã có kiến thức.

2.4.4.3. Bản chất tâm lý học

Theo tâm lý học nhận thức do nhà tâm lý học Jean Piaget (1869 - 1989) sáng lập, điểm nổi bật trong học thuyết của ông là thuyết cân bằng hóa [13]. Khi cơ thể có một nhu cầu nào đó, con người rơi vào trạng thái mất cân bằng. Để tạo ra sự phát

triển về nhận thức, tư duy ở người học cần đặt họ vào trạng thái mất cân bằng hay còn gọi là tình huống có vấn đề.

John Watson cùng với E.Tolmen (1886 - 1959), E.L.Toocdai (1874 - 1949),B.Ph.Skinner (1904 - 1990) là những đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lí hành

vi [9, tr.7-15]. Việc quan sát cũng như giải thích hành vi đều tuân theocông thức S - R. Trong đó S (stimulate) là kích thích, R (react) là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật. Phản ứng là những biểu hiện của sinh vật trước các tác động từ bên ngoài. Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài và bên trong chủ thể. Công thức ấy không đơn giản chỉ là S-R, mà trong S và R ấy có thể có cả chuỗi kích thích và phản ứng phụ “s-r”; và đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hành vi của con người và hành vi của động vật. Như vậy, hành vi của con người được khái quát thành công thức S-r-s-r- s-…-R. Quá trình dạy học chính là quá trình kích thích (từ môi trường, người dạy, bạn học hay trong bản thân người học) và phản ứng của người học trước những kích thích đó.

Trường phái nhân văn cho rằng dạy học phải thỏa mãn nhu cầu tình cảm của người

học. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần phải thỏa mãn trongnhững điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển [9, tr.48]. Trong dạy học, người học chỉ tham gia vào tương tác khi họ có nhu cầu về học tập. Do đó người dạy phải đặt mình vào vị trí của người học, từ đó đề ra những nhiệm vụ và yêu cầu học tập vừa sức, đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu cá nhân của người học.

Tâm lí học Maxit được khởi xướng bởi 3 nhà tâm lý học Nga là Vygotsky, Leonchiep, Rubinstein. Lev Vygotsky dựa trên chính tư tưởng tương tác xã hội và lí thuyết văn hóa trong khoa học phát triển người đã đề xướng quan niệm về vùng cận phát triển (Zone of Proximal Development). Ông cho rằng, học tập tức là tương tác với môi trường, dạy học tức là can thiệp vào kinh nghiệm thường trực ở người học thuộc vùng cận phát triển. Vùng cận phát triển là khái niệm chỉ khu vực kinh nghiệm cá nhân nằm giữa trình độ phát triển tiềm tàng được đặc trưng bằng năng

lực giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ từ bên ngoài và trình độ phát triển hiện tại được đặc trưng bởi năng lực giải quyết vấn đề độc lập.

Thông qua tương tác, kinh nghiệm thường trực ở cá nhân được chia sẻ, và cải thiện, giúp cá nhân đạt được trình độ phát triển mới cao hơn, được thể hiện bằng năng lực giải quyết vấn đề một cách độc lập. Trình độ này một lần nữa lại trở thành kinh nghiệm nền tảng trong hiện tại, điều chỉnh và làm phong phú thêm kinh nghiệm nền tảng trước kia.

Như vậy, học tập chính là quá trình thay đổi liên tục vùng cận phát triển dựa vào tương tác giữa người học và môi trường. Vấn đề là dạy học làm thế nào tác động vào đúng chỗ chuyển dịch giữa tiềm năng và hiện thực, tức là vùng cận phát triển của người học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)