Mô hình dạy học tươngtác theo kiểu khuyến khích-tham gia

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 67 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.6.4.4. Mô hình dạy học tươngtác theo kiểu khuyến khích-tham gia

Kiểu PPDH khuyến khích - tham gia là đặc trưng của kiểu học tập bằng cảm xúc, bằng rung động. Nguyên tắc chủ yếu của kiểu học này là sự tham gia của cá nhân và nhóm người học vào các quan hệ, các tình huống và sự hợp tác, chia sẻ với nhau các giá trị, kinh nghiệm trong quá trình lựa chọn, đánh giá, ra quyết định.

a. Những bước chính của mô hình dạy học tương tác theo kiểu khuyến khích-tham gia

- Xác định vấn đề học tập

Từ mục tiêu và nội dung học tập trung tâm, người dạy dẫn dắt người học tham gia vào cuộc đối thoại, trao đổi chia sẻ giá trị, kinh nghiệm, cảm xúc cá nhân về một vấn đề nào đó.

Người dạy cần khai thác ảnh hưởng của những giá trị cơ bản, có tính mục đích, có bản chất nhân văn cao như lòng yêu nước, tính trung thực, tính vô tư công bằng. Người dạy có thể lấy một sự kiện, một ví dụ, tình huống điển hình, trong đó toát lên giá trị cao cả, chân chính, tạo cơ hội cho người học tự do phân tích những nguyên nhân làm xuất phát những giá trị cao cả đó trong những sự kiện, tình huống trên. - Tổ chức hoạt động học tập thông qua đối thoại, thảo luận

Có nhiều hình thức tổ chức để người học trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề học tập: người học có thể đối thoại theo kiểu trực diện tay đôi (giữa thầy với trò, giữa trò với trò); hoặc thảo luận hợp tác ở quy mô nhóm nhỏ (nhóm có 5 đến 6 người); hoặc thảo luận theo nhóm lớn (quy mô toàn lớp học).

+ Khi tổ chức để người học đối thoại theo kiểu trực diện tay đôi, có thể xuất phát từ một câu hỏi, một lời đối đáp, một ý tưởng, người dạy gợi cho người học tìm hiểu vấn đề nảy ra thắc mắc, để phát động cuộc đối thoại. Trong quá trình tổ chức đối thoại, người dạy có thể lấy một HS đối thoại với mình, cả lớp theo dõi hoặc tham gia, rồi ngẫu nhiên và lần lượt chuyển cuộc đối thoại sang em khác và lan rộng ra cả lớp.

+ Nếu tổ chức trao đổi theo quy mô nhóm, người dạy có thể dẫn dắt người học tới cuộc thảo luận từ một sự kiện, tình huống, ví dụ điển hình nào đó. Lúc này người học được yêu cầu bộc lộ suy nghĩ hay cảm xúc cá nhân theo nhiều hình thức: phát biểu, tỏ thái độ, biểu hiện cử chỉ… Sự bộc lộ của người học có thể là những nhận định cá nhân, thiện cảm và ác cảm, yêu và ghét, thích và không thích, muốn và không muốn, chấp nhận và từ chối… đối với giá trị trung tâm của tình huống hay ví dụ đó.

- Dẫn kết đối thoại, thảo luận

Trong kiểu PPDH này, nếu vấn đề học tập mới chỉ đưa ra bàn thảo mà không có dẫn kết rõ ràng thì dễ khiến người học rơi vào trạng thái mơ hồ, nắm kiến thức hời hợt, thậm chí mất phương hướng trong nhận thức.

Nếu quá trình tổ chức trên là đối thoại theo tình huống thì ở đây người dạy cần phân tích những thiếu sót trong nhận thức của người học được bộc lộ trong quá

trình đàm thoại, giúp họ tiến tới hiểu biết cá nhân không dựa vào tín điều, mà dựa vào quan sát, trải nghiệm, suy xét riêng của mình.

Còn khi tổ chức dẫn kết thảo luận để nhận thức mặt xã hội của giá trị, thì ở đây người dạy cần hướng người học vào quá trình tổng hợp hóa, khái quát hóa những xu thế, phương thức, sắc thái của giá trị trên cơ sở liên kết, so sánh, hòa nhập những bản sắc cá nhântrong quá trình trao đổi, thảo luận.

b. Điều kiện áp dụng mô hình

Liên quan đến yếu tố môi trường trong đó có nội dung dạy học. Nội dung dạy học ở đây không phải là những kiến thức lí thuyết, những khái niệm cần ghi nhớ, mà phải hướng tới việc hình thành hay khai thác mặt giá trị, xúc cảm của nội dung học tập hay chính ở bản thân người học. Để chiếm lĩnh được nội dung học tập này, người học cần tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, giá trị trên nền cảm xúc cá nhân, chứ không nghiêng về hoạt động lí trí, trí tuệ hay tiến hành các hoạt động vật chất để thực nghiệm, khám phá tri thức trong tình huống dạy học.

c. Một số kĩ thuật dạy học chủ yếu c1. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi

Trong hoạt động dạy học, người dạy cần biết người học đã lĩnh hội được đến đâu, chỗ nào còn chưa rõ, chỗ nào bị sai lệch cần phải uốn nắn, hiệu chỉnh. Người học cần được biết họ đang ở đâu trong biển kiến thức bao la mà người thầy dẫn dắt. Chìa khóa cho sự thông hiểu lẫn nhau này chính là câu hỏi.

- Xây dựng câu hỏi Có hai loại câu hỏi:

+ Câu hỏi kết: bao quát nội dung học tập cơ bản, có liên quan đến những ý chính của bài học.

+ Câu hỏi mở rộng, hay câu hỏi bổ sung, được chuẩn bị dưới dạng các tình huống dự kiến, giả định vì loại câu hỏi này chỉ thực sự nảy ra tùy theo tình huống cụ thể tại thời điểm đó.

Bên cạnh đó, cần phân tích đặc điểm và tính chất của những câu hỏi sao cho phù hợp nhất với trình độ tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm của người học về chủ đề hay

bài học, xét theo nhóm và cá nhân. Từ đó định hướng về các kiểu và loại câu hỏi, hình thức ngôn ngữ cho mỗi kiểu và loại.

Đặc tính câu hỏi:

+ Tính rõ ràng, tường minh về nghĩa: câu hỏi cần phải rõ nghĩa, rõ ý, tập trung vào một vấn đề có liên quan đến chủ đề hoặc khái niệm chủ yếu. Trong câu hỏi nên tránh các hình thức tu từ, từ láy, điệp ngữ, nghĩa bóng, tránh dùng từ đồng âm. + Tính thách thức về trí tuệ: tính thách thức ở đây không chỉ đơn thuần là kích hoạt tư duy lí trí thuần túy mà còn khơi gợi cảm xúc, khuyến khích thái độ tích cực… + Tính định hướng nhóm hay số đông: Do định hướng nhóm hay số đông, câu hỏi sẽ tác động đến nhiều người và tác động ấy có ảnh hưởng khuyến khích sự tham gia, suy nghĩ, hợp tác và ý thức trách nhiệm chung của nhiều người học. Các đại từ chỉ người ở các ngôi trong câu hỏi nên dùng ở số nhiều,tránh dùng ngôi “tôi” mà nên dùng “chúng ta”: vấn đề của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta… tránh gọi đích danh một cá nhân nào.

+ Tính vừa sức đối với lứa tuổi và năng lực của người học: Câu hỏi phải nằm trong giới hạn của năng lực tri giác, ngôn ngữ, kinh nghiệm giao tiếp, năng lực tư duy, tưởng tượng,…của người học. Hơn thế nữa cần phải sử dụng hài hòa, cân bằng các kiểu câu hỏi. Cần tránh dùng câu hỏi quá khó, quá phức tạp, có tính vấn đề cao đối với người học yếu kém hoặc ngược lại, bên cạnh đó cần tránh việc chỉ áp dụng một chiều những câu hỏi quá dễ, quá khó, với một đối tượng HS.

+ Tính biến đổi hay tính tình huống: Câu hỏi cần đưa ra một cách linh hoạt, uyển chuyển để điều khiển hoạt động học tập của người học chứ không rập khuôn, máy móc làm giảm tính tương tác hoặc sự tò mò khám phá ở người học.

Những từ và cụm từ nghi vấn nói chung được sử dụng như sau:

+ Ai, cái gì, khi nào, ở đâu?... thường được sử dụng ở các câu hỏi đơn giản, trình độ thấp, nhằm vào sự kiện, các câu hỏi tái hiện, ôn tập, tìm hiểu kinh nghiệm của người học.

+ Tại sao, như thế nào, bằng cách nào, sẽ ra sao?... thường thích hợp để biểu đạt các câu hỏi trình độ cao, khó, phức tạp, có tính vấn đề, suy luận, khái quát, đánh giá.

- Tổ chức hỏi - đáp trên lớp học

Khi tổ chức hỏi - đáp người dạy cần tuân thủ những nguyên tắc sau: 1/ Đặt các câu hỏi mà người học có khả năng trả lời được. Ở đây bao gồm cả tính vừa sức và tính nhạy cảm của câu hỏi. 2/ Dành đủ thời gian đểngười học suy nghĩ trả lời. Thời lượng chờ đợi hợp lý nhất ở các lớp nhỏ là 5-6 giây, tạo điều kiện để HS thu thập nhiều bằng chứng khi suy luận và trả lời; tạo điều kiện cho những người học có phản ứng chậm cũng kịp tham gia được. 3/ Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, cười, gật đầu,…) để khuyến khích người học trả lời. 4/ Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của người học. 5/ Tránh làm cho người học bị “xấu hổ” với câu trả lời của mình. 6/ Câu hỏi đưa ra ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu. 7 / Phân phối câu hỏi đều khắp cả lớp.

Khi nhận thấy cách hỏi của mình không được người học hưởng ứng, để duy trì tiến trình này, người dạy phải kịp thời hình thành và sử dụng những câu hỏi bổ trợ, mở rộng để vừa hướng dẫn vừa củng cố những kết quả mà người học đạt được. Sau quá trình hỏi - đáp người dạy cần đưa ra những câu hỏi có tính chất đánh giá và thu thập thông tin phản hồi về kết quả và quá trình học tập của người học. Câu hỏi này tác động đồng thời nhiều người học, và chỉ cần một vài em trả lời nhưng người dạy vẫn nắm bắt được tình trạng chung nhờ quan sát phản ứng của các nhóm hay cả lớp.

c2. Kĩ thuật tổ chức thảo luận

- Kĩ thuật thảo luận nhóm nhỏ

+ Quy mô nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Các thành viên trong nhóm thể hiện được sự thống nhất và phụ thuộc tích cực, tất cả thừa nhận có vấn đề chung đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhóm và giải pháp phụ thuộc cố gắng của mỗi cá nhân.

+ Sự tương tác giữa người học với nhau cao và liên tục. Trách nhiệm chính của người dẫn dắt thảo luận là duy trì thảo luận, giải thích rõ hơn các điểm chốt, làm sáng tỏ những chỗ người học dễ nhầm lẫn hay làm lạc hướng thảo luận và khích lệ những bạn nhút nhát tham gia, không đưa ra đáp án.

+ Có sự phân vai rõ ràng, người dẫn dắt thảo luận phải duy trì trật tự làm việc, khuyến khích sự tham gia tối đa của các thành viên; báo cáo viên phải ghi chép và tổng hợp những ý tưởng của nhóm mình và các nhóm khác, cấu trúc lại nội dung cho hoàn chỉnh hơn.

- Kĩ thuật thảo luận nhóm đông (toàn lớp)

+ Tạo ra được cảm giác thống nhất và phụ thuộc tích cực giữa người học và người dạy.

+ Đòi hỏi sự thay đổi trong cách bài trí phòng học, nhằm tạo không khí gần gũi thân mật giữa người học với người dạy, giữa người học với nhau; tạo cơ hội để người học được tiếp xúc trực diện với người dạy và với bạn học, kích thích sự hứng khởi trong trao đổi ý tưởng và quan điểm cá nhân .

+ Phát huy cao độ nỗ lực của người dạy: không trình bày, hay phô diễn kiến thức đơn thuần, mà đòi hỏi phải hiểu biết những quy tắc hành động chung, biết rõ các bước sẽ tiếp nối nhau trong thảo luận; sẵn sàng hỗ trợ ở hậu trường để thảo luận không bế tắc.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)