7. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Khái niệm tươngtác trongdạy học
Khái niệm tương tác trong dạy học được biểu đạt theo thuật ngữ tiếng Anh là: “Interaction in Teaching and Learning”.
Khi bàn về “Tương tác trong dạy học” có hai cách tiếp cận.
Thứ nhất, tiếp cận theo quan điểm hệ thống, các nhà nghiên cứu giáo dục muốn nhìn nhận dạy học như hệ thống tập hợp các kiểu tương tác khác nhau. Tương tác trong dạy học được Thurmond (2003) định nghĩa như sau: “Tương tác là những cam kết của người học trước nội dung, bạn học, người dạy và các phương tiện công nghệ sử dụng trong chương trình dạy học. Những tương tác theo đúng nghĩa của nó giữa người học - người học, người học - người dạy và với công nghệ dạy học sẽ tạo ra sự trao đổi lẫn nhau về thông tin. [39, tr.2]. Cũng theo hướng tiếp cận này, hai tác giả Jean MacDnome và Madeleine Roy cho rằng, tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các thành tố trong cấu trúc của hoạt động dạy học, bao gồm: người học, người dạy và môi trường ([11], [12]).
Thứ hai, khi tiếp cận dạy học theo quan điểm chức năng, các nhà nghiên cứu giáo dục muốn nhìn nhận dạy học là quá trình thực hiện các tương tác có chức năng dạy học. Wagner cho rằng: “Tương tác trong dạy học là tình huống trong đó đưa đến nhiệm vụ của người học đối với môi trường dạy học là học tập. Thực hiện nhiệm vụ này giúp người học có được những phản hồi để điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với mục tiêu giáo dục. ”[40, tr.6-29].
Như vậy khái niệm“Tương tác trong dạy học” đã được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm: Tương tác trong dạy học là những mối tác động qua lại chủ yếu giữa 3 yếu tố tương tác: người dạy, người học và môi trường nhằm thực hiện chức năng dạy học; được hoạch định, tổ chức và điều khiển theo đường hướng sư phạm bởi nhà giáo dục, nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học đã xác định, hướng vào việc phát triển nhận thức và năng lực cho người học.