Mô hình dạy học tươngtác theo kiểu thôngbáo thu nhận

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 53 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.6.4.1. Mô hình dạy học tươngtác theo kiểu thôngbáo thu nhận

Tuy là PPDH truyền thống và mang hơi hướng truyền thụ một chiều. Song, khi đặt nó trong chiến lược dạy học tương tác , thì kiểu PPDH này lại có một diện mạo mới. Người dạy không chỉ thông báo kiến thức đơn thuần mà phải làm cho người học muốn nghe, muốn học. Giúp người học thấy được tính vấn đề trong học tập và thông qua quá trình tạo, xử lí vấn đề một cách khéo léo của người dạy trong quá trình truyền đạt, thuyết trình, giảng giải thì người học nắm được phương thức để tìm ra kiến thức - tức là biết cách để học. Người học học tập theo mô hình này cũng không thể thụ động tiếp thu kiến thức mà phải trăn trở, suy tư bởi tính vấn đề trong quá trình truyền đạt của người dạy.

- Người dạy gợi ra vấn đề cần trình bày bằng cách tạo tình huống

Các tình huống để thông báo kiến thức có thể xuất phát từ một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, mâu thuẫn trong nhận thức thực tại ở người học, từ chính các thiết bị, kĩ thuật hỗ trợ trình bày. Tuy nhiên, cơ sở chủ yếu nhất của tính vấn đề chính là các vấn đề học tập trong nội dung bài học, môn học, chủ đề hay dự án. Hoạt động của GV trong giai đoạn này thực chất là việc biến mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của mình thành động cơ học tập của người học.

- Người dạy trình bày vấn đề

Khác với thuyết giảng thông thường, ở đây người dạy không trình bày toàn bộ vấn đề, nội dung học tập mà trình bày một cách chọn lọc những nội dung trọng tâm hay thuần tuý lí thuyết theo lôgic của vấn đề được gợi ra. Trong bước này kĩ thuật thuyết trình mà người dạy sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dạy học. Kĩ thuật này không chỉ bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ lời nói (cường độ, âm lượng, âm sắc, ngữ điệu …) mà cả các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, sự di chuyển,…), các phương tiện, kĩ thuật dạy học bổ trợ.

- Người học tái hiện, vận dụng tri thức

Đâyđược xem là bước đánh giá người học trong việc nắm bắt tri thức. Yêu cầu tái hiện có thể ở các mức độ khác nhau: 1- Tái hiện không biến đổi, tức là nhớ lại, nhận lại, nhắc lại những thôngtin, tri thức mà mình đã thu nhận được. 2- Tái hiện biến đổi, tức là người học được đặt vào một hoàn cảnh, tình huống nhất định không chỉ đơn thuần là yêu cầu tái hiện, mà đòi hỏi phải vận dụng thông tin, tri thức đã thu nhận được để xử lí, giải quyết vấn đề.

3 hình thức để tổ chức để người học tái hiện tri thức

+ Người học tương tác với người dạy để tái hiện tri thức: Mức độ tái hiện trong hình thức này chủ yếu là đơn giản, không hoặc ít biến đổi. Kĩ thuật dạy học người dạy sử dụng chủ yếu là cách đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để bao quát, khuyến khích người học tham gia tích cực cuộc đàm thoại và nhận lại tri thức.

+ Người học tương tác với môi trường để tái hiện tri thức: Các yếu tố từ môi trường có thể trợ giúp người học hồi tưởng kiến thức, ở đây chủ yếu là phương tiện - kĩ thuật mà người dạy đã sử dụng để truyền đạt tri thức, vở ghi chép cá nhân...

+ Người học tương tác với bạn để tái hiện tri thức: Từng nhóm người học trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, phán đoán, suy luận để giải quyết vấn đề.

b. Điều kiện áp dụng

Không có PPDH nào là vạn năng, mô hình dạy học trên cũng vậy, nó cũng chỉ phù hợp với một số loại bài học, nội dung học vấn mang tính chất lí thuyết như khái niệm, nguyên lí khoa học nào đó, loại kiến thức này như tiền đề cơ bản để học tập, khám phá tri thức khác.

Về phía người dạy, để áp dụng thành công mô hình dạy học này, ngoài kiến thức về nội dung dạy học, người dạy cần nắm vững một số kĩ thuật dạy học chính sau: Kĩ thuật trình bày vấn đề (thuyết giảng); Kĩ thuật tổ chức đàm thoại; Kĩ thuật sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ; Kĩ thuật hướng dẫn người học lắng nghe, ghi chép trong quá trình thu nhận thông tin.

c. Một số kĩ thuật dạy học chủ yếu c1. Kĩ thuật thuyết giảng

Thuyết giảng là cách thức người dạy sử dụng ngôn ngữ (chủ yếu dưới hình thức lời nói) để truyền đạt nội dung học vấn tới người học. Nội dung học vấn này rất đa dạng, có thể là những khái niệm, nguyên lí, tính chất, đặc trưng, quy trình… của một sự vật, hiện tượng nào đó; nói chung đây là những kiến thức lí thuyết, hàn lâm, sách vở mà việc tìm hiểu chúng tốt nhất, nhanh nhất, thuận tiện nhất là dưới hình thức nghe hay đọc, ít hoặc không thể sử dụng tới các hành động vật chất. Những nội dung học vấn này được người dạy trình bày, mô tả, giải thích chủ yếu dựa vào thủ thuật của lời nói và cả các yếu tố phi ngôn ngữ. Đôi khi các yếu tố ngôn ngữ này được sử dụng kết hợp với các phương tiện trực quan để tăng cường hiệu quả của thuyết giảng.

Dưới đây là những nguyên tắc chủ yếu của thuyết giảng:

Ngưỡng tập trung đó phụ thuộc vào nhiều biến số như hứng thú của người học, khả năng thuyết giảng của thầy, vấn đề thuyết giảng, sự tác động của các yếu tố khác từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, một cách tương đối, từ các nghiên cứu gần đây và thực tế quan sát cho thấy, nhìn chung HS tiểu học có khả năng tập trung nghe giảng được khoảng từ 15 đến 20 phút [18].

+ Sử dụng giọng nói có ngữ điệu và sinh động

Tính hiệu quả của ngôn ngữ lời nói không chỉ dựa trên nội dung mà còn dựa trên cách thức biểu đạt nó. Việc điều chỉnh cao độ, âm lượng, trường độ của lời nói cho phù hợp với mục đích của nội dung thông điệp cũng hết sức quan trọng.

+ Kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ lời nói với ngôn ngữ cơ thể

Để gia tăng và nâng cao hiệu quả tương tác thầy trò trên lớp học, khi thuyết giảng, người dạy cần kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cơ thể để nâng cao hiệu quả việc diễn tả, trình bày một nội dung kiến thức, một tư tưởng, tình cảm nào đó.

+ Phát huy tính hài hước trong thuyết giảng

Trong quá trình dạy học, nhất là dạy học bằng thuyết giảng, cần thiết tạo ra những tình huống hài hước để đem đến tiếng cười cho người học. Chính môi trường cởi mở, thoải mái này có thể xua đi những căng thẳng, mệt mỏi và cuốn hút sự chú ý của người học vào nội dung học tập.Tình huống để tạo ra sự hài hước đôi khi rất đơn giản bởi cách nói, lối dùng từ,… hoặc thậm chí cả điệu bộ của người diễn ngôn. Người dạy cũng có thể khai thác những khía cạnh nào đó từ nội dung trình bày để tạo ra tính hài hước. Song cần cẩn thận sử dụng khéo léo kĩ thuật này, tránh sa đà, vỡ lớp .

c2. Kĩ thuật giải thích

Giải thích là việc người dạy sử dụng lời nói để làm sáng tỏ hoặc sâu sắc thêm các thông báo, mô tả, lập luận, ý tưởng và chỉ dẫn, các sự kiện và bằng chứng mới hoặc những thay đổi của chúng.

Khi tiến hành việc giải thích người dạy cần tuân thủ những nguyên tắc hay những yêu cầu sau:

- Lời giải thích phải đặt trên nền tảng kiến thức sẵn có của người học.

Nó đòi hỏi người dạy phải hiểu biết sâu sắc không chỉ về nội dung của vấn đề cần giải thích mà cả năng lực cũng như kinh nghiệm sẵn có của người học.

- Xác định cấu trúc logic của vấn đề giải thích

Cấu trúc logic cho vấn đề trình bày có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người dạy mà cả đối với người học. Về phía người dạy, nếu họ trình bày vấn đề được cấu trúc một cách chặt chẽ thì trong quá trình thực thi việc giải thích, họ luôn làm chủ được vấn đề trong mọi tình huống, họ biết được họ đang ở đâu trong tiến trình giải thích, khi nào thì kết thúc và mục tiêu giải thích đã đạt được hay chưa. Còn đối với người học cấu trúc logic giúp họ dễ dàng hiểu và ghi nhớ được vấn đề. - Chỉ ra những điểm then chốt của vấn đề giải thích

Khi giải thích, người dạy phải hướng sự tập trung chú ý của người học vào những chi tiết quan trọng. Nên khái quát những chi tiết này thành những “từ khóa” (key words) cho dễ nhớ. Khi diễn đạt một vấn đề quan trọng người dạy có thể sử dụng thủ thuật sau: nhấn mạnh bằng sắc thái biểu đạt (cao độ, cường độ, trường độ của giọng nói); kết hợp nhấn mạnh bằng ngôn ngữ với cử chỉ, ánh mắt gây chú ý; lặp lại vấn đề một lần nữa với ngữ điệu mạnh hơn; yên lặng trước và sau cụm từ trọng tâm.

- Đơn giản hóa vấn đề giải thích

Người dạy phải biết lược bỏ những phần phụ ít quan trọng mà chỉ trình bày những phần trọng yếu nhất, hoặc khái lược một cách tối đa để người học hình dung được vấn đề đang cần làm rõ ở mức độ khái quát.

- Phối hợp hài hòa giữa cụ thể và trừu tượng trong giải thích

Vấn đề cần giải thích thường là những vấn đề trừu tượng, khó hiểu. Nếu chúng lại được giải thích bằng những khái niệm trừu tượng khác thì quá trình giải thích trở thành một vòng luẩn quẩn của những khái niệm mơ hồ. Nhưng nếu chỉ sử dụng những cái cụ thể để giải thích cho những vấn đề trừu tượng thì dễ dẫn đến hiện tượng mặc dù người học hiểu, thậm chí áp dụng khá tốt những cái vừa được giải thích; nhưng để chỉ ra nó là cái gì xét theo góc độ văn phong khoa học thì lại không

giải thích nổi. Để khắc phục cả hai khuynh hướng này thì người dạy cần phối hợp hài hòa giữa cái cụ thể và cái trừu tượng để giải thích.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)