Phântích định tính

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 111 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

5.6.1. Phântích định tính

Trong nghiên cứu, chúng tôi dùng phương pháp quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đối tượng là HS và GV.

Đối tượng quan sát ở đây là GV và HS lớp 3/1 và 3/2 trường Tiểu học Lê Đình Chinh, thành phố Đà Nẵng.

Chúng tôi lựa chọn hình thức là quan sát không tham gia và quan sát công khai. ❖ Về phía GV

- Trước khi thực nghiệm:

+ 2 GV lớp 3/1 là Đoàn Thị Bưởi và GV lớp 3/2 là Đặng Thị Anh Ngọc vì tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên có tương đối ít kinh nghiệm về dạy học tương tác.

+ GV chủ yếu dạy theo lối truyền thống, nghiêng về truyền thụ một chiều kiến thức từ GV đến HS, mà chưa tổ chức được các hoạt động tương tác cho HS.

+ GV chưa thực sự chú tâm dạy học phát triển đổi mới năng lực cho HS, mà chỉ chú trọng rèn kiến thức để HS làm được các bài tập.

- Trong khi thực nghiệm:

+ GV có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp, dạy đảm bảo tiến trình và nội dung bài học, phối hợp linh hoạt các PP dạy học, tạo điều kiện để HS có cơ hội làm việc nhóm, tương tác và trao đổi với nhau.

+ Trong suốt quá trình dạy học tương tác, GV luôn quan sát lớp một cách bao quát, kịp thời phát hiện, hỗ trợ các em trong việc tìm hiểu kiến thức mới, chú ý điều chỉnh hành vi, thái độ khi tương tác, trao đổi.

- Sau khi dạy thực nghiệm:

+ GV có nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm HS tích cực học tập trong cả quá trình.

+GV đánh giá kết quả học tập và năng lực phát triển cho HS. Tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá các bạn khác trong lớp và tự đánh giá khả năng tham gia hợp tác, tương tác, giải quyết vấn đề của mình.

+ GV cho rằng việc thực hiện các biện pháp sư phạm đề xuất là hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả tốt.

❖ Về phía HS

- Trước khi thực nghiệm:

+ Đa số HS sợ tiết học toán, các em rụt rè, nhút nhát khi hợp tác với bạn, chủ yếu tự làm bài GV đưa ra một cách độc lập.

- Trong quá trình thực nghiệm:

+ HS bắt đầu cởi mở hơn và tham gia tương tác với bạn trong các hoạt động nhóm. + HS rất hứng thú học tập khi được tìm hiểu và xây dựng kiến thức thông qua tương tác, thảo luận.

+ HS đa số biết tự giác thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phần lớn không có biểu hiện dựa dẫm vào các bạn khác trong nhóm.

+ HS có ý thức hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Các em dễ dàng thích nghi và thay đổi hành động để phù hợp với hoạt động chung của nhóm.

+ Hầu hết các em có sự điều chỉnh bản thân trong việc ứng xử với các bạn khác; tôn trọng, đánh giá đúng quan điểm và ý tưởng của bạn khác để tạo ra môi trường tương

tác, hợp tác thân thiện, biết đưa ra những ý tưởng và biết lắng nghe ý tưởng của người khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến.

- Sau khi thực nghiệm:

+ Các kĩ năng và năng lực của các em được hình thành và phát triển: + Kĩ năng giao tiếp: như biết chờ đợt đến lượt, tóm tắt và xử lý thông điệp + Kĩ năng giải quyết vấn đề

+ Kĩ năng giải quyết sự bất đồng quan niệm, biết kiề chế, không xúc phạm người khác khi không tán thành....

+ Kĩ năng làm việc nhóm và hợp tác

Ngoài phương pháp quan sát, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu trên đối tượng là 5 HS có đánh giá giáo dục môn Toán là tốt, và 5 HS có đánh giá giáo dục môn Toán là hoàn thành của học kì 1 năm học 2020-2021 (Phụ lục8) của lớp thực nghiệm 3/1, thông qua các phỏng vấn cấu trúc.

Những câu hỏi bao gồm:

- Sau khi học tiết học vận dụng mô hình tương tác do cô Đoàn Thị Bưởi dạy, em có thích thú với tiết học đó không?

- Em có tích cực thảo luận và hợp tác với các bạn khác không? - Em có hiểu bài học cô dạy không?

- Em có thích được học tiếp như vậy không?

Kết quả phỏng vấn sâu trên tổng 10 HS này, 100% câu trả lời chúng tôi nhận được từ HS là:

- HS rất thích tiết học vận dụng mô hình tương tác do GV giảng dạy. - HS tích cực, hứng thú tham gia thảo luận và hợp tác với bạn bè.

- HS nắm chắc kiến thứ và vận dụng tốt vào làm bài tập trong sách giáo khoa

- HS yêu thích và mong muốn có nhiều tiết học vận dụng mô hình tương tác như thế này nữa trong tương lai.

Qua kết quả phân tích định tính, chúng tôi thấy rằng, bằng cách áp dụng mô hình dạy học tương tác để phát triển năng lực cho HS, bước đầu GV đã gây được hứng thú cho HS và giúp HS tham gia vào các tương tác, hợp tác cùng nhau giải quyết

vấn đề trong không khí thân thiện, tích cực. Điều này chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của mô hình dạy học này.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)