Khái niệm mô hình dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.6.2. Khái niệm mô hình dạy học

Theo từ điển giáo dục học, “Mô hình dạy học” là loại mô hình hướng dẫn việc xây dựng một chương trình, việc lựa chọn tài liệu sư phạm và việc hỗ trợ GV trong nhiệm vụ của họ [29].

Như vậy, mô hình dạy học được xem là mô hình lí thuyết phản ánh các thành phần cơ bản của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng như mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh

giá… Hoặc chỉ ra thành phần, cấu trúc và mối quan hệ cơ bản của hoạt động dạy và học (kích thích động cơ học tập của người học, tổ chức và điều khiển các tương tác sư phạm, đánh giá và điều chỉnh hoạt động dạy học…) được thực hiện trong môi trường xác định.

Mô hình dạy học được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ vĩ mô, mỗi triết lí dạy học tồn tại ở dạng mô hình lí thuyết, hay khung lí thuyết [7] [21]. Mô hình này mô tả những nét khái quát nhất của một kiểu dạy học dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Nó có chức năng định hướng cho toàn bộ hệ thống dạy học, quá trình dạy học. Ở cấp độ vi mô, mô hình dạy học được xem là mô hình kĩ thuật, trong đó mô tả tường tận cách thức hoạt động của cả thầy và trò theo định hướng chung của mô hình lí thuyết về triết lí dạy học nào đó.

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôinghiên cứu những cứ liệu cụ thể để hệ thống hóa và hoàn chỉnh mô hình lí thuyết của dạy học tương tác. Sau đó triển khai từ khung lí thuyết này thành các mô hình kĩ thuật dạy học dựa vào tương tác, trên cơ sở tính đến điều kiện thực tế (về người học, người dạy, môi trường) của quá trình dạy học toán ở trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)