7. Cấu trúc luận văn
4.2.3. Cách đánh giá năng lựcgiải quyếtvấn đề toán học
Bảng 4.3 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học HS.
Phương diện Tiêu chí
Nhận diện vấn đề
Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết và nêu lên thành câu hỏi.
Hiểu và diễn đạt lại vấn đề bằng ngôn ngữ của bản thân hoặc dưới dạng câu hỏi, sơ đồ, hình vẽ.
Tìm hiểu, khám phá vấn đề
Thu thập, lựa chọn, sắp xếp kết nối các thông tin, kiến thức liên quan đến vấn đề.
Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề
Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp cho vấn đề
Lựa chọn giải pháp tối ưu cho vấn đề Thiết lập tiến trình thực hiện giải pháp Thực hiện giải pháp
Đánh giá giải pháp và khái quát hóa vấn đề
Kiểm tra sự phù hợp của giải pháp đã thực hiện.
Xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được, tìm kiếm các giải pháp khác cho vấn đề, phát hiện ra các vấn đề mới, rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân.
4.2.4. Ví dụ thiết kế quy trình vận dụng mô hình tương tác để phát triển năng lực giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề
Bài “Chu vi hình vuông” - SGK toán lớp 3 - Trang 88
- Bước 1: Xác định năng lực cần phát triển cho HS:
Năng lựcgiải quyết vấn đề toán học
- Bước 2: Tìm hiểu về nội dung bài học, môn học, người học
HS đã có kiến thức về hình vuông, hình chữ nhật và đã học bài “Chu vi hình chữ nhật”.
Bài “Chu vi hình vuông” nằm ngay sau bài “Chu vi hình chữ nhật”.
- Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài dạy tương tác (nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện, kĩ thuật dạy học)
a. Xác định nội dung học tập và những kiến thức liên quan
- HS biết xây dựng quy tắc tính chu vi hình vuông từ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
b. Xác định các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật, hình thức dạy học
- Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề - Phương tiện dạy học: Thước thẳng, phấn màu
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tổ chức thảo luận, kĩ thuật tổ chức tương tác người học - người học, kĩ thuật thiết kế tình huống dạy học (trong nhóm) để giải quyết vấn đề học tập
- Hình thức dạy học: Dạy học cả lớp, dạy học theo nhóm
c. Thiết kế các hoạt động dạy học và dự kiến tiến trình, thời gian dạy học
Giáo viên Học sinh
Hoạt động: Hướng dẫn công thức tính chu vi hình vuông (10 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tính chu vi hình vuông ABCD
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý: Em nhận xét
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài công chiều rộng (cùng đơn vị đo), tất cả nhân với 2.
- HS lập thành nhóm 4 để tìm cách tính chu vi hình vuông
- HS sẽ đưa ra được cách tính chu vi hình vuông ABCD: 3+3+3+3=12 (dm) hoặc 3x4=12 (dm) (chuyển phép cộng thành phép nhân tương ứng)
như thế nào về các cạnh của hình vuông? - Như vậy có thể rút ra công thức tính chu vi hình vuông như thế nào?
- Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
❖ Giai đoạn 2: Triển khai hoạt động dạy và học nhằm phát triển năng lực
Bước 1: Tạo hứng thú học tập cho HS
- GV nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật đã học. Và gợi ý bài học hôm nay là về cách tính chu vi của một hình cũng có 4 cạnh để học sinh đoán.
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho HS
- HS lập thành nhóm 4 để tìm cách tính chu vi hình vuông - HS lập thành nhóm 4 để giải bài tập Toán
Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động học tập tương tác
HS báo cáo kết quả học tập của nhóm 4 và đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các HS còn lại theo dõi kết quả của nhóm bạn để đưa ra nhận xét.
❖ Giai đoạn 3: Hoạt động đánh giá
- GV đánh giá HS về kết quả làm bài tập trong sách giáo khoa bằng chấm điểm trong vở bài tập HS, đánh giá tinh thần và thái độ làm việc nhóm của HS bằng lời nói. - HS trong nhóm đánh giá kết quả bài tập và thảo luận của nhóm mình và nhóm bạn - HS tự đánh giá kết quả học tập và hợp tác của bản thân.
4.3. Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học.
Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho HS, GV có thể vận dụng 4 mô hình, đó là mô hình dạy học tương tác theo kiểu thông báo - thu nhận, làm mẫu - thực hành, kiến tạo - tìm tòi, tình huống - nghiên cứu (Phụ lục 3).
4.3.1. Mục tiêu của việc vận dụng
Năng lực năng lực hợp tác giải quyết vấn đề giúp con người đáp ứng được các yêu cầu của xã hội; đồng thời nó giúp con người phát triển tư duy, làm việc có hiệu quả.
Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ban đầu được thiết kế dành cho người học cá biệt, tuy nhiên thực tiễn cho thấy năng lực này có thể được áp dụng cho các cấp học
cao hơn, thậm chí cho cả môi trường làm việc. Theo khung PISA 2015, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được định nghĩa là “năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá trình mà hai hoặc nhiều người nỗ lực để giải quyết một vấn đề bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cần có để đưa ra giải pháp và sử dụng các kiến thức, kỹ năng và nỗ lực để có được giải pháp đó”.
Một số các định nghĩa khác về năng lực hợp tác giải quyết vấn đề đều có đặc điểm chung là (1) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên, (2) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung, và (3) để giải quyết vấn đề nhóm người học không chỉ cần có năng lực nhận thức mà còn cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp.
Do đó việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học cho HS ngay từ cấp tiểu học là thực sự cần thiết bởi vì những tác động to lớn mà nó mang lại. Áp dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 có thể giúp HS phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. HS vừa biết cách giao tiếp và hợp tác tốt với GV và bạn học, vừa biết giao tiếp, chung sức giải quyết các vấn đề toán học. Đó cũng chính là mục tiêu chủ chốt của quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
4.3.2. Quy trình thực hiện
Quy trình thiết kế tổ chức dạy học vận dụng mô hình tương tác nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học cho HS qua môn Toán lớp 3 sẽ tuân theo trình tự các bước của quy trình thiết kế tổ chức dạy vận dụng mô hình tương tác để phát triển năng lực HS nói chung. (Tham khảo phụ lục 3). Ở đây chúng tôi làm rõ hơn quá trình hợp tác giải quyết vấn đề bằng sơ đồ được đề xuất dưới đây:
Sơ đồ 4.2. Mô hình hợp tác giải quyết vấn đề
Như vậy có thể thấy, hình thức tổ chức dạy học theo nhóm đề giải quyết vấn đề là hình thức dạy học đặc trưng để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS. HS cần có năng lực tổ chức nhóm để giải quyết vấn đề, xem xét năng lực và các nguồn thông tin (tài liệu) của thành viên nhóm, hiểu vai trò của bản thân và của các thành viên nhóm, tuân theo các quy tắc thể hiện vai trò, kiểm soát tổ chức nhóm, phản ánh thành quả của tổ chức nhóm, và giúp xử lý các xung đột, khó khăn, ngắt quãng trong giao tiếp nhóm. Các thành viên nhóm đều cần phải có nỗ lực hợp tác tốt nhất để có thể đạt được năng lực phù hợp trong một môi trường hợp tác làm việc. Sự hợp tác đòi hỏi khả năng xác định các hoạt động cần thiết để giải quyết vấn đề
1.Chia sẻ quan điểm 2. Xác định vấn đề 3. Xác định mối quan tâm 4. Đề xuất các lựa chọn 5. Thiết lập tiêu chí/chuẩn 6. Đánh giá và thống nhất
Sử dụng các kĩ năng giao tiếp để hiểu quan điểm của người khác về vấn đề, nhu cầu và mong muốn
Xác định rõ các chủ đề chính cần thảo luận
Đưa ra các giả thiết, giải pháp hoặc đề xuất ý kiến, mà thành viên nhóm cảm thấy hài lòng để đi đến thống nhất chung, Thiết lập nền tảng chung giữa các thành viên nhóm.
Suy nghĩ và đưa ra các ý kiến khác nhau cho vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Dựa trên các tiêu chí đã thống nhất, kết hợp làm việc và loại bớt các lựa chọn, cố gắng phát triển cách thức
giải quyết vấn đề và đi đến các thống nhất chung. Tổ chức thảo luận, đánh giá và đi đến thống nhất
và để tuân theo các bước thích hợp để đi đến một giải pháp. Quá trình này liên quan đến việc tìm hiểu và tương tác với tình huống có vấn đề cần giải quyết.