7. Cấu trúc luận văn
2.7. Kết luận chương 2
Trong mọi hoạt động dạy học đều có sự tương tác giữa các thành tố (người dạy, người học, môi trường học tập,...), nhưng không hẳn đã là dạy học tương tác. Tương tác trong dạy học nói chung và dạy học tương tác là hai khái niệm có nội hàm khác nhau. Hiểu rõ và phân biệt hai khái niệm này, từ đó vận dụng quan điểm dạy học tương tác vào thực tiễn dạy học mới đem lại hiệu quả. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này làm rõ khái niệm tương tác trong dạy học và dạy học tương tác, chỉ ra đặc điểm của dạy học tương tác, vai trò và ý nghĩa của môi trường dạy học theo quan điểm dạy học tương tác, cấu trúc tương tác trong dạy học.
Việc thiết kế các mô hình dạy học cụ thể dựa vào tương tác cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc ấy phải phản ánh được triết lí cốt lõi của lí thuyết dạy học tương tác, đồng thời phải phản ánh được những yêu cầu thiết thực nhất của thực tiễn dạy học tại trường tiểu học. Các mô hình kĩ thuật dạy học được thiết kế trong bài nghiên cứu là một bước cụ thể hóa chiến lược dạy học dựa vào tương tác từ bình diện lí thuyết sang bình diện thực hiện. Chúng bao gồm: mô hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu thông báo - thu nhận; mô hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu làm mẫu - thực hành; mô hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu kiến tạo - tìm tòi; mô hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu khuyến khích - tham gia; mô hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu tình huống - nghiên cứu. Kèm theo mỗi mô hình được đề xuất là một hệ thống các kĩ thuật dạy học để triển khai hiệu quả mô hình ấy trong thực tiễn. Toàn bộ các mô hình và kĩ thuật dạy học thiết kế trên đây được chúng tôi khái quát ngắn gọn trong bảng “Các mô hình dạy học dựa vào tương tác” ở phần phụ lục 3.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3