7. Cấu trúc luận văn
4.4. Kết luận chương 4
Chương 4 của luận văn trình bày quy trình dạy học môn Toán lớp 3 vận dụng mô hình tương tác được thiết kế theo trình tự chặt chẽ và rõ ràng, nhằm phát triển năng lực HS. Tùy vào những năng lực cụ thể cần phát triển mà chúng tôi đề xuất tiêu chí đánh giá các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. Trong 3 trường hợp vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học, chúng tôi trình bày cụ thể mục tiêu của việc vận dụng, quy trình thực hiện, cách đánh giá năng lực cũng như ví dụ thiết kế quy trình dạy học vận dụng mô hình tương tác trong bài học thực tiễn. Trong điều kiện của nhà trường tiểu học hiện nay, cách thức này có thể vận dụng vào dạy học môn Toán nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập của HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này. Những nội dung được đề cập ở chương 4 sẽ là nền tảng lý thuyết cho việc tiến hành thực nghiệm ở chương 5.
CHƯƠNG 5
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc vận dụng mô hình dạy học tương tác trong dạy học phát triển năng lực cho HS lớp 3 thông qua môn Toán.
5.2. Nội dung thực nghiệm
- Tổ chức dạy thực nghiệm 2 bài “Gấp một số lên nhiều lần” và “Chu vi hình vuông” ở 2 lớp khác nhau sử dụng công nghệ thông tin theo giáo án đã soạn sẵn. Giáo án biên soạn trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy, giữ nguyên mục đích, yêu cầu và nội dung bài dạy theo quy định, đặc biệt vận dụng mô hình tương tác trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Cuối tiết có bài kiểm tra để kiểm tra trình độ HS.
5.3. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm
Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm dựa vào các tiêu chí và mức độ sau: ❖ Các tiêu chí
- Kết quả nhận thức của HS
- Mức độ hứng thú, chủ động của HS trong giờ học
- Năng lực chung và năng lực toán mà các em phát triển được sau khi học ❖ Mức độ đánh giá các tiêu chí
- Về kết quả nhận thức của HS: Đánh giá dựa trên thang điểm 10 ở bài kiểm tra cuối mỗi tiết thực nghiệm.
- Về mức độ hứng thú, chủ động của HS trong giờ học
+ Mức 1: HS không hứng thú, ỷ lại vào sách giáo khoa, vào bạn và GV + Mức 2: HS có hứng thú tham gia xây dựng bài
+ Mức 3: HS hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành để tìm tòi và phát hiện tri thức.
- Về các năng lực cần hình thành và phát triển + Mức 1: Cần cố gắng
+ Mức 2: Đạt + Mức 3: Tốt
5.4. Tổ chức thực nghiệm
5.4.1. Đối tượng thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: Lớp 3/1 Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021, lớp có 40 HS. Lớp do GV Đoàn Thị Bưởi chủ nhiệm.
- Lớp đối chứng: Lớp 3/2 Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, thành phố Đà Nẵng năm học 2020-2021, lớp có 40 HS. Lớp do GV Đặng Thị Anh Ngọc chủ nhiệm.
GV cả 2 lớp đều đạt trình độ cử nhân đại học.
Ban Giám Hiệu trường, GV tổ chuyên môn khối 3 và GV chủ nhiệm hai lớp 3/1 và lớp 3/2 chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tiến hành thực nghiệm.
Hai lớp đối chứng và khảo sát được chọn đảm bảo trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu khảo sát là tương đương nhau; trong quá trình khảo sát được GV trường đảm nhận (Phụ lục 8).
5.4.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
- Thời gian khảo sát: Tiến hành từ ngày 11/01/2021 đến ngày 30/04/2021
- Địa điểm khảo sát: Tiến hành tại lớp 3/1 và 3/2 trường tiểu học Lê Đình Chinh – TP Đà Nẵng.
5.4.3. Hình thức thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy học trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
GV thực hiện 2 PP dạy khác nhau cho cùng một nội dung dạy học. Cụ thể:
- Lớp thực nghiệm: GV dạy học theo giáo án vận dụng mô hình tương tác nhằm phát triển năng lực.
- Lớp đối chứng: GV giảng dạy bình thường theo giáo án mà GV tự thiết kế, phù hợp với nội dung dạy học, chương trình hiện hành và PP mà GV lựa chọn.
Trong quá trình GV giảng dạy, chúng tôi tiến hành dự giờ theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn đã xác định và xử lý các kết quả thu được.
Để tiến hành đánh giá một cách khách quan, chúng tôi ra đề kiểm tra dưới dạng tự luận nhằm mục đích kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của HS về nội dung đã học. Bài kiểm tra được in sẵn trên giấy cho từng HS. Khi HS làm bài, chúng tôi tiến hành coi thi nghiêm túc để các em tự lực làm bài không trao đổi và xem bài bạn (Phụ lục 6, phụ lục 7).
Sau đó, chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra theo hướng dẫn chấm đã được xây dựng.
Đánh giá phân loại kết quả bài làm của HS (Sau khi đánh giá, phân loại điểm, chúng tôi tổng hợp được kết quả ở hệ thống thực nghiệm và hệ thống đối chứng)
5.4.4. Phương pháp thực nghiệm
- Kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận: Nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức của từng cá nhân HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra. Nội dung bài kiểm tra dựa vào các bài tập trong sách giáo khoa và có thêm một số câu hỏi thuộc phần nội dung bài học phát triển năng lực. Các bài kiểm tra này được đánh giá theo thang điểm 10, kết quả xếp loại như đánh giá hiện hành.
- Quan sát trong lớp học: Việc quan sát nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về việc tiếp thu kiến thức và những tương tác giữa GV-HS, HS-HS. Dữ liệu thu thập được từ quan sát sẽ được phân tích cùng với phỏng vấn để đưa ra kết luận định tính.
- Phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn GV và HS về những nội dung liên quan đến tương tác dạy học phát triển năng lực. Kết quả phỏng vấn được xử lý và phân tích định tính.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm về các mặt định lượng, định tính, giải thích kết quả và làm rõ nguyên nhân.
5.5. Phân tích tiên nghiệm
Trong thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm (Phụ lục 4, phụ lục 5), chúng tôi đã cài đặt vận dụng mô hình tương tác trong các hoạt động học để phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề toán học; và kết hợp giữa 2 thành tố năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề toán học.
Các mô hình tương tác được chúng tôi đặc biệt quan tâm vận dụng trong hoạt động khám phá kiến thức mới, hoạt động thực hành, luyện tập và hoạt động vận dụng vào thực tiễn.
5.6. Phân tích kết quả thực nghiệm
5.6.1. Phân tích định tính
Trong nghiên cứu, chúng tôi dùng phương pháp quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đối tượng là HS và GV.
Đối tượng quan sát ở đây là GV và HS lớp 3/1 và 3/2 trường Tiểu học Lê Đình Chinh, thành phố Đà Nẵng.
Chúng tôi lựa chọn hình thức là quan sát không tham gia và quan sát công khai. ❖ Về phía GV
- Trước khi thực nghiệm:
+ 2 GV lớp 3/1 là Đoàn Thị Bưởi và GV lớp 3/2 là Đặng Thị Anh Ngọc vì tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên có tương đối ít kinh nghiệm về dạy học tương tác.
+ GV chủ yếu dạy theo lối truyền thống, nghiêng về truyền thụ một chiều kiến thức từ GV đến HS, mà chưa tổ chức được các hoạt động tương tác cho HS.
+ GV chưa thực sự chú tâm dạy học phát triển đổi mới năng lực cho HS, mà chỉ chú trọng rèn kiến thức để HS làm được các bài tập.
- Trong khi thực nghiệm:
+ GV có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp, dạy đảm bảo tiến trình và nội dung bài học, phối hợp linh hoạt các PP dạy học, tạo điều kiện để HS có cơ hội làm việc nhóm, tương tác và trao đổi với nhau.
+ Trong suốt quá trình dạy học tương tác, GV luôn quan sát lớp một cách bao quát, kịp thời phát hiện, hỗ trợ các em trong việc tìm hiểu kiến thức mới, chú ý điều chỉnh hành vi, thái độ khi tương tác, trao đổi.
- Sau khi dạy thực nghiệm:
+ GV có nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm HS tích cực học tập trong cả quá trình.
+GV đánh giá kết quả học tập và năng lực phát triển cho HS. Tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá các bạn khác trong lớp và tự đánh giá khả năng tham gia hợp tác, tương tác, giải quyết vấn đề của mình.
+ GV cho rằng việc thực hiện các biện pháp sư phạm đề xuất là hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả tốt.
❖ Về phía HS
- Trước khi thực nghiệm:
+ Đa số HS sợ tiết học toán, các em rụt rè, nhút nhát khi hợp tác với bạn, chủ yếu tự làm bài GV đưa ra một cách độc lập.
- Trong quá trình thực nghiệm:
+ HS bắt đầu cởi mở hơn và tham gia tương tác với bạn trong các hoạt động nhóm. + HS rất hứng thú học tập khi được tìm hiểu và xây dựng kiến thức thông qua tương tác, thảo luận.
+ HS đa số biết tự giác thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phần lớn không có biểu hiện dựa dẫm vào các bạn khác trong nhóm.
+ HS có ý thức hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Các em dễ dàng thích nghi và thay đổi hành động để phù hợp với hoạt động chung của nhóm.
+ Hầu hết các em có sự điều chỉnh bản thân trong việc ứng xử với các bạn khác; tôn trọng, đánh giá đúng quan điểm và ý tưởng của bạn khác để tạo ra môi trường tương
tác, hợp tác thân thiện, biết đưa ra những ý tưởng và biết lắng nghe ý tưởng của người khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến.
- Sau khi thực nghiệm:
+ Các kĩ năng và năng lực của các em được hình thành và phát triển: + Kĩ năng giao tiếp: như biết chờ đợt đến lượt, tóm tắt và xử lý thông điệp + Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng giải quyết sự bất đồng quan niệm, biết kiề chế, không xúc phạm người khác khi không tán thành....
+ Kĩ năng làm việc nhóm và hợp tác
Ngoài phương pháp quan sát, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu trên đối tượng là 5 HS có đánh giá giáo dục môn Toán là tốt, và 5 HS có đánh giá giáo dục môn Toán là hoàn thành của học kì 1 năm học 2020-2021 (Phụ lục8) của lớp thực nghiệm 3/1, thông qua các phỏng vấn cấu trúc.
Những câu hỏi bao gồm:
- Sau khi học tiết học vận dụng mô hình tương tác do cô Đoàn Thị Bưởi dạy, em có thích thú với tiết học đó không?
- Em có tích cực thảo luận và hợp tác với các bạn khác không? - Em có hiểu bài học cô dạy không?
- Em có thích được học tiếp như vậy không?
Kết quả phỏng vấn sâu trên tổng 10 HS này, 100% câu trả lời chúng tôi nhận được từ HS là:
- HS rất thích tiết học vận dụng mô hình tương tác do GV giảng dạy. - HS tích cực, hứng thú tham gia thảo luận và hợp tác với bạn bè.
- HS nắm chắc kiến thứ và vận dụng tốt vào làm bài tập trong sách giáo khoa
- HS yêu thích và mong muốn có nhiều tiết học vận dụng mô hình tương tác như thế này nữa trong tương lai.
Qua kết quả phân tích định tính, chúng tôi thấy rằng, bằng cách áp dụng mô hình dạy học tương tác để phát triển năng lực cho HS, bước đầu GV đã gây được hứng thú cho HS và giúp HS tham gia vào các tương tác, hợp tác cùng nhau giải quyết
vấn đề trong không khí thân thiện, tích cực. Điều này chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của mô hình dạy học này.
5.6.2. Phân tích định lượng
Sau khi dạy thực nghiệm trên đối tượng HS 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành phát bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả 2 đối tượng HS lớp thực nghiệm và lớp khảo sát.(Phụ lục 6, phụ lục 7).
Bài kiểm tra dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm, tổng gồm 3 câu. Tổng điểm là 10. Điểm thành phần mỗi câu: Câu 1 và 2: mỗi câu 3 điểm, câu 3: 4 điểm.
Tổng số HS tham gia khảo sát là 80 HS (40 HS ở lớp khảo sát và 40 HS ở lớp đối chứng).
Kết quả thu được như sau:
Bảng 5.1. Kết quả bài kiểm tra “Gấp một số lên nhiều lần”
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN (3/1) 1 9 5 14 11 Lớp ĐC (3/2) 1 1 1 11 10 11 5 Kết quả:
- Lớp thực nghiệm có 100% HS đạt điểm trung bình trở lên (40/40 bài kiểm tra), trong đó có 30/40 bài đạt điểm khá giỏi (chiếm 75%)
- Lớp đối chứng có 97.5% HS đạt điểm trung bình trở lên (39/40 bài kiểm tra), trong đó 26/40 bài đạt điểm khá giỏi ( chiếm 65%)
Bảng 5.2. Kết quả bài kiểm tra “Chu vi hình vuông”
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN
(3/1)
Lớp ĐC (3/2)
1 1 6 13 7 7 5
- Lớp thực nghiệm có 100% HS đạt điểm trung bình trở lên (40/40 bài kiểm tra), trong đó có 34/40 bài đạt điểm khá giỏi (chiếm 85%)
- Lớp đối chứng có 97.5% HS đạt điểm trung bình trở lên (39/40 bài kiểm tra), trong đó 19/40 bài đạt điểm khá giỏi ( chiếm 47.5%)
Mặc dù kết quả bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của HS và các yếu tố khác, nhưng khi chúng ta dạy học vận dụng mô hình tương tác thì HS hiểu và nắm bài sâu sắc hơn cũng như áp dụng tốt vào các bài tập.
Như vậy, dạy học theo hướng này HS hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp HS rèn luyện khả năng tự học suốt đời. Sau khi tiến hành khảo sát, tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,…Bước đầu rèn luyện cho các em có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó xây dựng các kiến thức mới. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn HS về các thay đổi mà em các nhận thấy sau khi học theo mô hình tương tác, chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:
- HS hứng thú trong giờ học toán: Điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn;
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá của HS tiến bộ hơn: Điều này để giải thích là do GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Điều này được giải thích là do trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,…của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: Điều này do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò.
- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: Điều này là do trong quá trình dạy học, GV tạo điều kiện cho các