Các dạng tươngtác trongdạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 38 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Các dạng tươngtác trongdạy học

Đã có nhiều tác giả với những cách tiếp cận khác nhau, đưa ra cách phân loại tương tác trong dạy học.

Dựa vào các đối tượng tham gia tương tác, các tác giả Babanxki (1966), T.A.Ilina (1978), Đanhilop (1980), Savin (1983) [33], hay Anderson, T., & Garrison, D. R. (1998) [35, 36], Moore, M. G. (1993) [38] cho rằng các tương tác trong dạy học được quy về ba loại tương tác chính, đó là tương tác người dạy - người học; người học - nội dung; người học - người học. Bên cạnh những tương tác chủ đạo này, trong dạy học còn có những tương tác khác như tương tác người học với chính bản thân để tái cấu trúc kiến thức hay nhận thức lại vấn đề và kết quả học tập; tương tác người dạy - người dạy xảy ra khi họ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hay cải thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân. Tương tác nội dung - nội dung xảy ra đối với những nguồn học liệu và công nghệ dạy học thông minh, chúng tự tương tác với nhau để phát triển mà không hề có sự can thiệp của con người. Sau này, có nhiều hình thức dạy học mới ra đời dựa vào công nghệ và trong số đó đáng kể nhất là dạy học E-learning, giáo dục từ xa (distance education), các nhà giáo dục mà điển hình là Sutton (2001) quan tâm và phát triển thêm một dạng tương tác nữa đó là

tương tác giữa người dạy, người học với giao diện máy tính (Learner - Interface interaction).

Cũng theo hướng tiếp cận này, hai tác giả người Canada Jean-Maxc Denomme và Madeleine Roy cho rằng có ba thành tố trong cấu trúc của hoạt động dạy học, đó là người học, người dạy và môi trường. Vì thế, mọi tương tác trong dạy học đều có thể quy về những mối tác động qua lại giữa ba thành tố này.

Tiếp cận theo quan điểm chức năng, Wagner cho rằng các tương tác trong dạy học được chia làm hai loại chính [40], bao gồm các tương tác có chức năng kích thích hoạt động học tập của người học và các tương tác có chức năng điều chỉnh hoạt động học tập của người học cho phù hợp với mục tiêu dạy học. Từ hai nhóm tương tác này tác giả triển khai thành 12 loại tương tác cụ thể như sau: 1- Tương tác để tăng cường xây dựng và duy trì hoạt động học tập, 2- Tương tác để kiểm soát người học và người học tự kiểm soát, điều chỉnh hoạt động học tập, 3- Tương tác để phát triển động cơ học tập, 4 - Tương tác để cấu trúc/sắp xếp kiến thức, 5- Tương tác để xây dựng và gắn kết nhóm học tập, 6 - Tương tác để tìm tòi, khám phá, 7- Tương tác để thăm dò, 8- Tương tác để làm sáng tỏ hay gạn lọc tri thức, 9 - Tương tác để dẫn kết vấn đề học tập, 10- Tương tác để tăng cường sự tham gia học tập, 11- Tương tác để phát triển giao tiếp, 12- Tương tác để thu nhận phản hồi.

Ngoài cách phân loại như trên, một số tác giả khác còn dựa vào tínhchất tương tác trong quá trình dạy học và phân chia chúng thành các dạng: tương tác đơn (tức là tương tác giữa người dạy và người học, người học và người học); tương tác phứchợp (tức là tương tác giữa cá nhân và nhóm - thầyvới cả lớp hoặc một người học với cả nhóm hoặc giữa nhóm với nhóm). Một số tác giả lại dựa vàotương quan nắm thế chủ động giữa các chủ thể tham gia tương tác để phân chia chúng thành tương tác bình đẳng và tương tác không bình đẳng v.v…

Theo chúng tôi, tiếp cận bản chất nhất cho vấn đề này chính là dựa vào các chủ thể tham gia tương tác để xác định và phân loạichúng. Theo đó, các tương tác trong dạy học có thể chia thành 3 dạng chính: tương tác người học - người dạy, tương tác người học - người học và tương tác người dạy,người học với môi trường.

Các mối tương tác giữa người dạy, người học, đối tượng học tập được đặt trong một “tam giác dạy học”, là các tương tác cốt lõi của quá trình dạy học. Toàn bộ những mối tương tác này được khái quát hóa theo mô hình sau:

Người học-Người học

N

Người dạy-Môi trường

Người dạy-Người dạy Môi trường - Môi trường

Sơ đồ 2.2. Các mối quan hệ tương tác chính trong dạy học

Dưới đây sẽ xem xét cụ thể từng mối tương tác cơ bản nhất và vai trò của chúng trong quá trình dạy học.

2.4.5.1. Tương tác người dạy - người học

Đây là mối tương tác phổ biến nhất tồn tại trong quá trình dạy học.Tương tác là phương tiện hữu hiệu để cả người dạy và người học cùng điều chỉnh hoạt động của bản thân, giúp cho quá trình dạy học luôn nằm trong tầm kiểm soát, và giúp người học luôn tìm được động lực, niềm tin và sự nâng đỡ từ phía người dạy. Như vậy người dạy tác động, người học phản ứng có phản hồi và ngược lại, người học phản hồi thì người dạy có điều chỉnh, quyết định tác động mới, trong môi trường dạy học mà cả hai đều bị tác động, kéo theo tác động làm thay đổi môi trường dạy học. Biểu hiện của tương tác người dạy - người học rất đa dạng trong một giờ dạy, thậm chí trong một hoạt động hoặc một tình huống dạy học. Người học thông qua

Người học

Người dạy Môi trường

Các tương tác chủ đạo Ng ười dạy - Ng ười họ c Ng ười họ c- Mô i trư ờn g

hoạt động học, tác động đến người dạy hệ thông tin dưới dạng các câu hỏi, lời bình luận hoặc bằng thái độ, cử chỉ,… Người dạy tác động đến người học bằng các thông tin như câu trả lời, sự động viên hay bằng hội thoại trao đổi với người học về vấn đề người học quan tâm. Người dạy, bằng phương pháp sư phạm của mình tác động đến người học thông qua những gợi ý về hướng đi, các phương pháp và phương tiện cần sử dụng để người học đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Đôi khi người dạy tạo ra những chướng ngại, vật cản để gia tăng cơ hội hoạt động và học tập cho người học. Đáp lại những tác động của người dạy, người học đi theo con đường mà người dạy vạch ra hay những gợi ý để người học chọn lựa.

2.4.5.2. Tương tác người học - người học

Thuật ngữ “Tương tác người học - người học” được sử dụng phổ biến trongngôn ngữ học thuật tiếng Anh với cụm từ “Peer Interaction” [30]. Trong đó, Peer chỉ người cùng địa vị, hoàn cảnh, người ngang hàng. Nếu tương tác này được đặt trong môi trường dạy học, khi đó nó là: “Tương tác người học - người học trong dạy học” (Peer Interaction in Teaching and Learning hoặc Learner - Learner Interaction”). Tương tác người học - người học trong dạy học khác biệt với các kiểu tương tác khác vì nó bao gồm cả tương tác bên trong và giữa các chủ thể người học với nhau và đều có cùng một chức năng là học tập. Quan hệ tương tác này có ý nghĩa lớn nhất trong việc phát triển người học như nhận định của Vygotsky “Hoạt động bên trong của người học được kích thích và thức tỉnh nhờ vào sự trợ giúp, cộng tác của người lớn hay bạn bè ”. Như vậy, tương tác người học - người học trong dạy học được hiểu là quá trình giao tiếp nhằm trao đổi lẫn nhau về mặt thông tin, ý tưởng, quan điểm, tình cảm ở bên tronggiữa các chủ thể người học với nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

Như vậy chúng ta xác lập được 2 dạng tương tác người học - người học: (1) Người học - Bạn học

Trong dạy học truyền thống và nhất là dạy học lý thuyết thì mối tương tác này ít có cơ hội xảy ra. Để cho tương tác này xảy ra, người dạy cần tạo môi trường dạy học giúp tương tác xuất hiện, khuyến khích sự tương tác phát triển thông qua việc cho

phép người học trao đổi, phối hợp cả thao tác thể chất, tranh luận xung quanh vấn đề đang học tập, tình huống, câu hỏi,... mà người dạy đưa ra hoặc do nảy sinh trong học tập. Đặc biệt học tập theo cặp, nhóm sẽ giúp người học tương tác mạnh trong nhóm, mà vẫn có sự định hướng, hỗ trợ của người dạy trong môi trường dạy học xác lập. Việc thay đổi các cách phân nhóm khác nhau cũng là cách làm đa dạng hoá hoạt động tương tác trong nhóm. Các kĩ thuật làm việc nhóm cần được rèn luyện cho người học.

(2) Người học - Bản thân người học

Tương tác này không thể quan sát trực tiếp, bởi nó diễn ra bên trong trí não người học. Tương tác này xuất hiện khi người học thực sự tích cực và nó làm nảy sinhcác mối tương tác khác. Thực chất đây là quá trình tự kiến tạo, diễn ra bên trong của người học, là quá trình tự xử lý những thông tin tiếp thu được từ môi trường bên ngoài và kết nối vào vốn tri thức đã có của người học. Quá trình này mang tính cá nhân, phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý cá nhân người học như động cơ, ý chí, tri thức, kinh nghiệm,... từ đó xuất hiện nhu cầu tham gia vào các mối tương tác khác.

Phân loại các tương tác người học - người học trong dạy học là vấn đề phức tạp. Song, nếu căn cứ vào tính chất liên cá nhân thì David W.Johnson & Roger T.Johnson đã phân loại tương tác dưới ba hình thức trong học tập: 1- Hợp tác; 2- Tranh đua; 3- Cá nhân. Cũng theo tính chất này, Kristina Kumplainen và David Wray phân loại tương tác dưới 7 hình thức tương tác trong nhóm học tập, đó là: hỗn loạn, xung đột, áp đặt, cá nhân, tranh luận, dạy kèm, cộng tác . Căn cứ vào tính cân đối giữa các nhóm tham gia tương tác, các tác giả này phân chia thành 2 loại tương tác: đối xứng và không đối xứng [37, tr.25-27]. Căn cứ vào mức độ phụ thuộc giữanhững người học với nhau, một số tác giả phân chia thành: tương tác phụ thuộc,tương tác hợp tác, tương tác độc lập, tương tác tương thuộc [26].

Xét về trình độ tương tác mà người học tham gia trong quá trình học tập thì ta có thể phân thành ba giai đoạn từ thấp đến cao như sau: 1- Giai đoạn ban đầu người học thường tiến hành các tương tác với đối tượng vật chất bên ngoài môi trường.

Lúc này người học sử dụng các giác quan để tác động vào đối tượng, những hành động vật chất này của người học làm cho đối tượng bộc lộ những dấu hiệu, bản chất, quy luật hay tính xu thế vận động và chiếm lĩnh chúng. 2- Tiếp đến ngườihọc tương tác với thầy, với bạn học để chia sẻ và trao đổi nhằm chính xác hóa vàtường minh hóa nhận thức ban đầu. Khi đó, tính cá nhân trong nhận thức đã giảm nhiều và tri thức mới mang tính khách quan và khoa học hơn. 3- Giai đoạn cuối cùng của một chu trình nhận thức là người học tương tác với chính bản thân mìnhhay tương tác nội tâm để suy xét lại vấn đề, tiến hành các thao tác tư duy như phântích, tổng hợp, đánh giá để nhận thức vấn đề học tập một cách đầy đủ và sâu sắc. Chính tương tác này đưa người học phát triển lên một trình độ mới, tạo tiền đềcho sự sáng tạo trong quá trình học tập.

Như vậy, tương tác người học - người học có ý nghĩa hết sức quan trọng trongquá trình học tập của mỗi cá nhân. Chính nó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ nhất ở người học. Do đó, khi tổ chức các tương tác sư phạm trong quá trình dạy học, người

dạy phải điều khiển theo hướng dịch chuyển mọi dạng tương tác về quan hệ tươngtác này (mà quan trọng nhất là tương tác nội tâm).

2.4.5.3. Tương tác người dạy - người học - môi trường

a) Người học ⇆Môi trường dạy học: Vai trò của môi trường dạy học thực sự quan trọng, quyết định đến chất lượng học tập của người học. Môi trường dạy học làm cho người học phải thay đổi để hòa nhịp và thích nghi, nó tác động trực tiếp đến người học qua tất cả các giác quan dưới nhiều hình thức (bầu không khí học, các tình huống dạy học, trang thiết bị dạy học, tư liệu...).Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đã xuất hiện các loại hình thiết bị dạy học tương tác đa dạng, phong phú có khả năng tương tác mạnh với người học.

b) Người dạy ⇆ Môi trường dạy học: Môi trường dạy học ảnh hưởng lớn tới phương pháp dạy của người dạy. Người dạy là người thiết kế, tổ chức và điều khiển môi trường dạy học. Người dạy cần chọn lọc những ảnh hưởng có lợi hoặc điều chỉnh các ảnh hưởng bất lợi, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các đặc điểm của

người học để thiết kế và tổ chức môi trường dạy học phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ môi trường.

c) Người dạy⇆Người học ⇆ Môi trường dạy học: Môi trường dạy học ở đây được xem xét một cách toàn diện, đó là tất cả nhữngyếu tố bên trong và bên ngoài người học và người dạy, có ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động của họ. Sự tác động của môi trường cũng theo haichiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu sự tác động của môi trường là tích cực thì các giác quan của người học được đặt vào trạng thái kích hoạt mạnh và quá trìnhhọc tập xảy ra một cách tích cực, chủ động… Ngược lại, nếu nó tác động theo chiều hướng tiêu cực thì người học cảm thấy ức chế, thiếu thông tintrong quá trình đồng hoá tri thứcmới. Trong quá trình dạy học, người dạy và người học không chỉ chịu sự tác độngtừ môi trường mà còn tác động trở lại cải tạo môi trường để phục vụ, nâng cao chấtlượng hoạt động của bản thân, hoạt động dạy và học.

Môi trường xung quanh tác động tới người học,người dạy và hoạt động của họ trên những phương diện sau: 1) Tác động từ phíabên ngoài chủ thể của hoạt động dạy học; bao gồm: môi trường vật chất xungquanh, bạn học, gia đình, nhà trường, xã hội; 2) Tác động từ phía bên trong chủ thể,bao gồm: tiềm năng, xúc cảm, giá trị, vốn sống, phong cách, nhân cách… Như vậy, để tạo môi trường dạy học nhằm nâng cao tính tương tác cần tiến hành một cách tổng thể từ việc cải tạo môi trường vật chấtnhư: nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,... đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồdùng dạy học; tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ hợp tác trong lớp học; sự chuẩn bị về tâm lí, kiến thức nền để người học tham gia vào quá trình tương tác tích cực vớicác thành tố khác trong hoạt động dạy học để đồng hoá tri thức.

Sự ảnh hưởng từ môi trường phải được tính đến cả ởtầm vĩ mô và vi mô, cả ở việc xây dựng chương trình đến quá trình triển khai nótrong thực tiễn, cả ở cấp độ quản lí đến cấp độ thực thi việc dạy học, cả ở việc lậpkế hoạch dạy học đến thực tế tổ chức hoạt động dạy học trên lớp học.Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, người dạy có thể tạo lập môi trường dạy học hiệu quả thông qua việc thiết kế và tổ chức

các tình huống dạy học. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Người dạy có trách nhiệm tổ chức và có vai trò quyết định chất lượng của môi trường học tập thông qua các tìnhhuống dạy học được tạo ra ở bên ngoài cả người dạy lẫn người học” [7, tr.181]. Tình huống ở đây không chỉ chứa đựng nhiệm vụ học tập - nhận thức mà còn chứa đựng cả các điều kiện, phương tiện cần thiết để giải quyết nhiệm vụ học tập và để chính xác hoá kết quả giải quyết nhiệm vụ học tập của người học thành tri thức khoa học. Những yếu tố này đều đã được người dạy lựa chọn, trù liệu, cân nhắc kĩ lưỡng và chuẩn bị trước cho người học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)