Phântích kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 78 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Phântích kết quả khảo sát

❖ Để tìm hiểu nhận thức của GV và HS về tương tác trong dạy học, chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo thầy/cô/em thế nào là tương tác trong dạy học/học tập?

Tổng hợp các ý kiến đưa ra của GV, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến chủ yếu sau: “Tương tác trong dạy học là tác động qua lại tích cực giữa GV và HS nhằm đạt tới mục tiêu dạy học; Là sự trao đổi chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và môi trường; Là sự phối hợp hành động giữa các thành phần tham gia trong quá trình dạy học,...”

Còn đối với HS lớp 3, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của các em còn hạn chế nên chưa nêu ra được ý kiến hoàn toàn về tương tác, tuy nhiên đa phần các em đều có thể hiểu nôm na rằng: “Tương tác trong học tập là sự hỏi và đáp qua lại giữa HS và GV” hay “là sự hợp tác và trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô”.

Như vậy, có thể nói rằng, GV và HS lớp 3 đều có những hiểu biết nhất định về khái niệm tương tác trong dạy học, đây là cơ sở để đánh giá mức độ tương tác trong quá trình hoạt động.

❖ Tìm hiểu thái độ HS

Bảng 3.1. Bảng đánh giá thái độ của GV và HS khi tương tác trong dạy học

Đánh giá thái độ của HS

Người đánh giá GV HS

Đánh giá Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt

Số lượng 7 18 27 61 145 74

Bảng 3.1 cho thấy sự đánh giá về thái độ khi tham gia tương tác trong dạy học giữa HS và GV có sự chênh lệch đáng kể. Nếu như tỷ lệ GV đánh giá thái độ của HS ở mức đạt là 34,61% thì tỷ lệ HS đánh giá ở mức đạt cao hơn (51,79%). Còn tỷ lệ GV đánh giá thái độ HS ở mức chưa đạt là 51,92%, thì tỷ lệ này ở HS lại thấp hơn nhiều (26,42%). Điều này có thể là do tiêu chí đánh giá GV đặt ra cho HS cao hơn các tiêu chí các em đặt ra cho chính mình.( GV quan sát đánh giá HS dựa trên nhiều tiêu chí hơn, đòi hỏi cao hơn, quan sát trên diện rộng hơn. Ngược lại, HS thường quan sát trong phạm vi hẹp hơn, thậm chí câu trả lời của các em chỉ xuất phát từ thái độ chính bản thân.)

Bảng trên cho thấy, thái độ của HS đều được đa số HS và GV đánh giá ở mức “Đạt” và “Chưa đạt”, còn mức “Tốt” có phần hạn chế hơn. Điều đó chứng tỏ cần tác động nhiều hơn nữa để các em tích cực tham gia vào hoạt động học tập tương tác, cũng như gia tăng hiệu quả của tương tác trong dạy học.

❖ Khảo sát GV về mức độ cần thiết của các nội dung liên quan đến vận dụng mô hình tương tác trong dạy học cho HS

Bảng 3.2. Khảo sát GV về mức độ cần thiết của các nội dung liên quan đến vận dụng mô hình tương tác trong dạy học cho học sinh

Stt Nội dung Cần thiết Không

cần thiết

Không có ý kiến

1 Quan sát đánh giá thái độ hợp tác khi làm việc nhóm của học sinh

50 (96,15%)

0 2

(3,85%) 2 Nâng cao nhận thức của học sinh

về tương tác với bạn bè, thầy cô và môi trường. 47 (90,38%) 3 (5,77%) 2 (3,85%) 3 Chọn lọc nội dung toán học để vận

dụng mô hình tương tác 36 (69,23%) 16 (30,77) 0 4 Khuyến khích học sinh nhận xét,

đánh giá quá trình học tập của bản thân và của các thành viên trong nhóm 37 (71,15%) 9 (17,3%) 6 (11,54%)

Bảng 3.3. Khảo sát mức độ thường xuyên vận dụng mô hình day học tương tác trong GV

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Số lượng GV 15 37 0

Tỷ lệ % 28,85 71,15 0

Từ bảng 3.2 ở trên cho thấy đa số GV đã nhận thức được mức độ cần thiết của các nội dung dạy học tương tác trong việc phát triển năng lực HS. Trong đó, 2 nội dung được GV cho rằng cần thiết nhất là nội dung 1 (Quan sát đánh giá thái độ hợp tác khi làm việc nhóm của HS - chiếm 96,15%) và nội dung 2 (Nâng cao nhận thức của HS về tương tác với bạn bè, thầy cô và môi trường.- chiếm 90,38%).Hai nội dung còn lại được GV đánh giá ít cần thiết hơn là nội dung 3 (Chọn lọc nội dung toán học để vận dụng mô hình tương tác - chiếm 69,23%) và nội dung 4 (Khuyến khích HS nhận xét, đánh giá quá trình học tập của bản thân và của các thành viên trong nhóm - 71,15%).

Tuy đã nhận thức được sự cần thiết của dạy học tương tác, nhưng đa phần GV trên thực tế lại chưa chú trọng đúng mức đến dạy học tương tác cho HS. Điều đó thể hiện rõ nét ở bảng 3.3, khi mà tỷ lệ GV thực hiện dạy học tương tác ở mức độ thường xuyên chỉ là 28,85% và ở mức độ thỉnh thoảng lên tới 71,15%.

❖ Tìm hiểu những khó khăn GV gặp phải khi vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán tiểu học.

Để điều tra những khó khăn của GV khi thực hiện dạy học vận dụng mô hình tương tác trong môn Toán cho HS tiểu học, chúng tôi đã tiến hành bằng phiếu điều tra và ghi nhận được kết quả như bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Những khó khăn GV gặp phải khi vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán tiểu học.

Stt Các khó khăn Số ý kiến

1 Hạn chế về môi trường xung quanh như phương tiện hỗ trợ học tập, số lượng học sinh đông, học sinh còn thiếu kiến thức và kĩ năng tương tác.

16 (30,77%)

2 Hạn chế về tài liệu tham khảo và hướng dẫn xây dựng mô hình tương tác trong dạy học.

30 (57,69%) 3 Chưa biết các thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học cho học

sinh theo mô hình tương tác.

25 (48,07%) 4 Chưa biết cách khuyến khích tinh thần học tập tương tác cho học

sinh khi tham gia hoạt động nhóm.

35 (67,30%) 5 Không đủ thời gian trên lớp để áp dụng mô hình tương tác vào

dạy học.

40 (76,92%) Từ số liệu khảo sát trên, có thể thấy rằng GV đang gặp các khó khăn cả về mặt khách quan và chủ quan. Về phía khách quan, đa phần GV cho rằng không có điều kiện để dạy học vận dụng mô hình tương tác trong thực tế dạy học môn Toán, một phần vì thời lượng tiết học hạn chế, phần nữa là do điều kiện trang thiết bị vật chất chưa đảm bảo, gặp khó khăn khi xây dựng nội dung và các hoạt động tương tác phù hợp với kiến thức bài học và đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS.

Về phía chủ quan, chúng tôi thấy rằng hầu hết GV khi dạy toán ở tiểu học chưa có thói quen thực hiện dạy học vận dụng mô hình tương tác, thể hiện ở chỗ họ chưa khai thác được nguồn tài liệu tham khảo nhằm mở rộng kiến thức về dạy học tương tác, việc tạo hứng thú, khuyến khích tinh thần học tập tương tác của HS cũng chưa được quan tâm, GV chưa biết cách thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học theo mô hình tương tác...

Ngoài ra, GV còn đưa ra các ý kiến khác như là HS tiểu học hiện nay còn yếu về năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm, cả về kiến thức lẫn kĩ năng. HS thường gặp khó khăn và ngại ngùng khi thảo luận hoặc làm việc theo nhóm; đa phần các em đã quen với việc làm bài tập một mình, không muốn chia sẻ hay giúp đỡ bạn khác.

❖ Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy học theo mô hình tương tác

Qua khảo sát 52 GV trường tiểu học Lê Đình Chinh, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân được đưa ra như sau:

Thứ nhất: GV thiếu kiến thức về dạy học tương tác. Dạy học tương tác không phải

bồi dưỡng, trau dồi năng lực sư phạm của bản thân, không tìm tòi các kiến thức, các cách thức mới để nâng cao chất lượng dạy học.

Ngoài ra, chương trình đào tạo và cách thức đào tạo cho các GV tiểu học tương lai ở các trường sư phạm chưa chú trọng đúng mức đến phát triển tương tác và vận dụng mô hình tương tác trong dạy học. Sinh viên được giảng dạy chủ yếu về lý thuyết, ít vận dụng vào thực tế, chưa được đào tạo cụ thể để dạy học phát triển năng lực hoặc dạy học tương tác.

Thứ hai: GV ngại và ít vận dụng mô hình tương tác trong dạy học.

Một phần lớn GV hiện nay, nhất là những GV đã công tác lâu năm, vẫn đang bị ảnh hưởng bởi cách dạy truyển thống, truyền thụ một chiều. Việc dạy toán chủ yếu nhằm đảm bảo đầy đủ nội dung chương trình. Nếu như vận dụng mô hình tương tác trong dạy học, một số GV rất ngại thực hiện những thay đổi này. Trong quá trình dạy học, nhất là những bài học về tìm hiểu kiến thức mới, GV vẫn áp đặt lối truyền thụ một chiều, mà chưa cho HS tham gia tích cực vào hoạt động tương tác, thảo luận, trao đổi. Hơn nữa, trong chương trình toán tiểu học, sau mỗi tiết lý thuyết là tiết luyện tập, GV chỉ cho HS làm bài tập và chữa bài một cách thuần túy, GV yêu cầu một HS nêu cách làm và lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở, do đó chưa phát huy tối đa hiệu quả tương tác trong dạy học.

Thứ ba: Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo hiện nay cho GV chưa đề cập nhiều đến vấn đề mô hình tương tác trong dạy học. Ngoài ra, chương trình sách giáo khoa toán hiện nay vẫn còn nhiều bài mang nội dung thuần túy toán học và kiến thức dành cho mỗi tiết khá nhiều nên GV chỉ cố gắng để hoàn thành bài giảng trong thời gian quy định và hoàn thành kế hoạch giảng dạy, chứ không đủ thời gian để áp dụng mô hình tương tác.

Thứ tư: Vấn đề đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS chủ yếu đánh giá mặt

kiến thức, ít quan tâm đánh giá năng lực, thái độ của các em. Do áp lực của bệnh thành tích trong giáo dục, cách đánh giá thi cử, GV chỉ giảng dạy những kiến thức sách vở. Từ đó, HS và phụ huynh tự nhận thức sai lầm rằng chỉ cần làm tốt các bài

tập, mà không cần rèn luyện các kĩ năng, thái độ khác như tương tác, hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm....

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 1 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)