8. Bố cục của luận văn
1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên
Quản lý công tác bồi dưỡng là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên là cách làm, cách giải quyết của người quản lý thông qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) về các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (về nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm). Tức là, Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, từ chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển đến khâu kiểm tra đánh giá để công tác bồi dưỡng đạt được mục tiêu và hiệu quả. Là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Theo đó, biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong mỗi quá trình quản lý nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lý.
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là cách thức chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) tiến hành sử dụng các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong qúa trình làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho giáo viên và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp sư phạm.
Hoạt động bồi dưỡng NVSP trong nhà trường là hoạt động thường xuyên để đáp ứng yêu cầu năng lực người dạy. Hoạt động này mang tính bắt buộc hàng năm. Để hoạt động này có hiệu quả, đáp ứng quy định của ngành, đòi hỏi mỗi nhà trường phải quản lý hoạt động này là tất yếu.
Theo tác giả Nguyễn Tường Hiệp (2017) “quản lý BD NVSP cho đội ngũ GV THPT là việc các nhà quản lý giáo dục vận dụng các kiến thức về khoa học quản lý và đặc điểm của giáo dục THPT để thực hiện quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV THPT, tác động lên các thành tố và mối quan hệ khăng khít giữa chúng nhằm nâng cao NVSP cho đội ngũ GV THPT. Đó là quá trình vận dụng khéo léo nội dung, phương pháp quản lý thể hiện ở kĩ năng quản lý của người quản lí để tiến hành thực hiện các chức năng quản lý theo một quá trình nhất định, tác động lên GV, làm thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ và nâng cao NVSP cho đội ngũ GV THPT. Trong bồi dưỡng GV các nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm cá nhân của GV được coi trọng nhằm giúp họ hoàn thiện năng lực của bản thân một cách tốt nhất để đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục ngày càng cao”.
Trước yêu cầu nâng chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng vị trí việc làm, chương trình giáo dục phổ thông mới, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình đổi mới. Do vậy, hoạt động BD NVSP cho GV là việc làm cần thiết, có vai trò quan trọng sự nghiệp đổi mới và phát triển của ngành. Hoạt động BD NVSP là
phương thức tốt nhất giúp giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nhiều nghiên cứu và thực tiễn khẳng định giáo viên có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Chất lượng GV không chỉ được đảm bảo bởi chất lượng đào tạo ban đầu mà còn đảm bảo bởi quá trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ suốt đời.
BD NVSP là giai đoạn kế tiếp của đào tạo. Hai giai đoạn này tạo thành một quá trình liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp người GV, CBQL, BD NVSP là quy luật tất yếu tạo nên quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời của người GV.
Năng lực của giáo viên sẽ khó hoàn thiện và đáp án ứng tốt nhu cầu của đổi mới giáo dục nếu không được bồi dưỡng thường xuyên liên tục. “Công tác nâng cao trình độ đội ngũ GV được coi là nhiệm vụ quan trọng, mang tính quy luật, là điều kiện không thể thiếu để nâng cao vai trò GV và chất lượng GD, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước”.
Hiện nay, chúng ta đang bước vào thế kỷ của trí thức, xã hội được xây dựng trên nền tảng của tri thức, thời đại 4.0. UNESCO khẳng định: “GD là chìa khòa để tiến tới thế giới tốt đẹp hơn” và khuyến cáo rằng “Không có một sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực GD của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ GD hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm GD một các có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tệ hơn cản sự phá sản”.
Tóm lại, quản lý bồi dưỡng NVSP là quá trình nhà quản lý thực hiện chức năng quản lý tác động đến đối tượng quản lý là GV nhằm giúp cho đối tượng được nâng cao trình độ NVSP đáp ứng mục tiêu yêu cầu về lao động nghề nghiệp, nguyện vọng cá nhân và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội. GD ngày nay vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển . Đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phát triển. Hoạt động BD NVSP cho GV thực chất là công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành GD. Trong tình hình GD hiện nay thì công tác này có vai trò quan trọng to lớn trước đổi mới về GD và ĐT.
1.3. Hoạt động bồi ƣỡng nvsp ho gv ở trƣ ng THPT
1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Khi nói đến quá trình bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có rất nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thực sự là người am hiểu tri thức nhất, bởi công việc chính là dạy kiến thức cho người học.
Trong những năm qua, giáo dục đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nước ta đang bước vào thế kỷ XXI với một nền giáo dục tiểu học đã được
phổ cập, đang phổ cập trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Nhà trường đang từng bước đổi mới để đáp ứng nhu cầu trước mắt phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa chuẩn bị những điều kiện cho một nhà trường hoàn thiện hơn, vươn tới ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế trong một tương lai không xa.
Những thành tựu mà giáo dục đạt được có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên. Đây là nhân tố nội sinh đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần XII. Vấn đề đặt ra là: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần có những nhà giáo như thế nào? Nói cách khác, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực nghiệp vụ và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công? Với vai trò to lớn như vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên hiện nay là hết sức quan trọng.
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nhằm để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá về chất lượng một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành.
Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giáo viên đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh theo cấp học.
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Nội dung bồi dưỡng là trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây chưa hoàn chỉnh nay bồi dưỡng tiếp nhằm đạt chuẩn một trình độ nhất định. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng phải đa dạng và phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hình thức của các loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng thường xuyên ...; bồi dưỡng phải tập trung vào các nội dung: tư tưởng chính trị; ý thức và lương tâm nghề nghiệp; phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo dục; kiến thức về tin hoc, ngoại ngữ…, cụ thể:
Tư tưởng chính trị là kim chỉ nam cho mọi hành động. Chính vì vậy, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước được quan tâm hàng đầu, trong đó tập trung vào các quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, chủ trương chính sách của Ngành, ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm và
có nền nếp nghiệp vụ sư phạm tốt.
Phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, trong đó cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung trọng tâm và những thay đổi của sách giáo khoa mới, ứng dụng công nghệ thông tin, những thành tựu của khoa học hiện đại và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiến trình dạy học để tăng hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.
Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và về phương pháp bộ môn. Hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ. Hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.
Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy.
Các nhà quản lý cần hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của người giáo viên: vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Đối tượng lao động của nhà giáo là con người, phương tiện lao động của người giáo viên - một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Trong quá trình lao động, giáo viên phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Do đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải toàn diện như yêu cầu giáo viên, phải có “đủ đức, đủ tài”.
1.3.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
* Phương pháp bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học.
Phương pháp bồi dưỡng là cách thức mà người truyền đạt nội dung để tác động đến người lĩnh hội thông tin, phải phù hợp với nội dung, có kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Người dạy cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập, thảo luận, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới. Một số phương pháp bồi dưỡng mà các trường nên sử dụng để thực hiện việc bồi dưỡng NVSP cho giáo viên của mình như sau:
Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp tọa đàm - trao đổi Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp thuyết trình
Phương pháp bồi dưỡng cần đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: Xemina, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài,…
Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm nghiệp vụ sư phạm. Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.
* Một số hình thức bồi dưỡng có thể áp dụng cho việc BD NVSP cho giáo viên THPT:
- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.
- Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên, tự nghiên cứu tài liệu. Đây là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
* Quy trình bồi dưỡng có thể áp dụng cho việc BD NVSP cho giáo viên THPT Trong bối cảnh hiện nay việc bồi dưỡng giáo viên được thiết kế cụ thể để đáp ứng nhu cầu, xác định và tập trung theo các bước sau:
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng. - Xác định loại hình bồi dưỡng.
- Sử dụng đội ngũ giáo viên đã qua bồi dưỡng giàu kinh nghiệm để xác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng.
- Đánh giá mức độ về công tác bồi dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ: Việc bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch mang tính thực tiễn cao hơn. Điều này thể hiện qua các phương diện:
- Xác định những nhu cầu cần thiết của việc học tập, kiểm tra và kiến thức, kỹ năng, phương pháp nào cần được bổ túc, bồi dưỡng.
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng của từng năm học, cấp học, bậc học và khối học, môn học. Mục tiêu phải cụ thể mang tính hoạch định, và tính khả thi, có thước đo đánh giá được. Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và phát triển giáo dục. Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ đến đích cuối cùng là người học sẽ vận dụng được những gì sau quá trình học tập và tu dưỡng.
- Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng.
giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.
- Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạt sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm; thông qua cách tự học. Tự học, tự nghiên cứu là cách thức bồi