Nội dung bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 28 - 29)

8. Bố cục của luận văn

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT

Nội dung bồi dưỡng là trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây chưa hoàn chỉnh nay bồi dưỡng tiếp nhằm đạt chuẩn một trình độ nhất định. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng phải đa dạng và phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hình thức của các loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng thường xuyên ...; bồi dưỡng phải tập trung vào các nội dung: tư tưởng chính trị; ý thức và lương tâm nghề nghiệp; phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo dục; kiến thức về tin hoc, ngoại ngữ…, cụ thể:

Tư tưởng chính trị là kim chỉ nam cho mọi hành động. Chính vì vậy, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước được quan tâm hàng đầu, trong đó tập trung vào các quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, chủ trương chính sách của Ngành, ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm và

có nền nếp nghiệp vụ sư phạm tốt.

Phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, trong đó cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung trọng tâm và những thay đổi của sách giáo khoa mới, ứng dụng công nghệ thông tin, những thành tựu của khoa học hiện đại và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiến trình dạy học để tăng hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và về phương pháp bộ môn. Hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ. Hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.

Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội có liên quan đến hoạt động giảng dạy.

Các nhà quản lý cần hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của người giáo viên: vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Đối tượng lao động của nhà giáo là con người, phương tiện lao động của người giáo viên - một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Trong quá trình lao động, giáo viên phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Do đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải toàn diện như yêu cầu giáo viên, phải có “đủ đức, đủ tài”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)