8. Bố cục của luận văn
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP cho GV ở
ở trường THPT
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên, Hiệu trưởng cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của công tác này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động BDGV.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch BD NVSP cho GV được tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện về CSVC,... cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng hông? Việc tiến hành đánh giá NVSP của GV được thực hiện như thế nào? Sử dụng kết quả đó để làm gì? Để đánh giá được kết quả BD NVSP cho GV cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD, hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
Thu thập thông tin phản hồi, chỉ có kiểm tra ta mới có những thông tin chuẩn và chính xác, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời với các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới Khi tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, cần có sự kiểm tra số lượng và chất lượng của đội ngũ tham gia đánh giá, có ế hoạch kịp thời để có những biện pháp cần thiết nâng cao chất lượng đánh giá công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non.
Kết quả việc quản lý hoạt động BD NVSP cho GV trước hết được đánh giá bằng hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng, tức là hoạt động BD đó đã cung cấp cho GV những kiến thức, kỹ năng cần thiết theo đúng chương tránh kế hoạch, theo đúng mục tiêu của yêu cầu đề ra.
Kiểm tra kết quả hoạt động BD NVSP cho GV là nhưng hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, qua đó đánh giá điều chỉnh và xử lý kết quả của quá trình BD NVSP làm cho mục đích của quản lý được hiện thực hóa một cách đúng hướng và có kết quả.
Nội dung được tác giả thiết kế để khảo sát cho nội dung này như sau:
Quản lý kết quả đánh giá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là việc làm cần thiết và thường xuyên
Hằng năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Kết quả đánh giá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên được sử dụng như thế nào?
Hiệu trưởng có biện pháp khen thưởng các giáo viên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xử lý các giáo viên không thực hiện công tác bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm
Quản lý kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nhằm góp phần sự phát triển đội ngũ nhà giáo
Quản lý kết quả đánh giá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nhằm điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên sát với thực tế của nhà trường, phù hợp với sự phát triển giáo dục ở địa phương
1.5. Những ếu t ảnh hƣởng đến Quản hoạt động bồi ƣỡng NVSP ho GV ở trƣ ng THPT
1.5.1. Những yếu tố khách quan
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành các tổ chức xã hội về đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.
Điều kiện về cơ sở vật chất đặc biệt là trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của mỗi cán bộ giáo viên nhà trường là điều kiện là thước đo để các quyết định quản lý của HT được triển khai thành công.
Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Nhu cầu cần được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên theo nhu cầu và yêu cầu của nhà trường về năng lực giáo viên: thể hiện ở số lượng giáo viên, năng lực, tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cần được bồi dưỡng.
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
Công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của các cấp được chú trọng.
Nhận thức của các cấp quản lý về hoạt động bồi dưỡng này được nâng cao như một nhu cầu tất yếu của xã hội.
Trình độ năng lực của cán bộ quản lý, công tác bồi dưỡng và của đội ngũ giảng viên trực tiếp bồi dưỡng.
Công tác tuyển dụng của cơ sở trực tiếp làm công tác bồi dưỡng đã dựng được các định hướng nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế, năng lực của đối tượng được bồi dưỡng cũng chiếm một phần rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trên địa bàn hiện nay.
Tiểu ết hƣơng 1
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là một nhiệm rất quan trọng trong trường học. Qua đó, lực lượng này sẽ triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tiến hành công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định. Đăc biệt việc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho giáo viên. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong Chương 1 chúng tôi đã làm rõ những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm, hệ thống các vấn đề cơ bản trong nội dung chương 1 là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng các trường THPT tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Kết quả nghiên cứu Chương 1 này là sở để định hướng cho việc khảo sát, tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá chất lượng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên và đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân trong giai đoạn tới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NVSP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH CÀ MAU
2.1. Kh i qu t về qu trình hảo s t
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân; Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức tổ chức và quản lý điều kiện bồi dưỡng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá qua số liệu đã điều tra thực trạng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân trong thời gian tới.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Tiến hành khảo sát thực trạng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân; thực trạng về quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức tổ chức và quản lý điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
Ngoài ra, chúng tôi còn lấy các số liệu thống kê về: số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường trung học phổ thông; quy mô học sinh và chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn 2017 – 2020.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
2.1.3.1 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu các văn bản, kế hoạch, báo cáo tổng kết hằng năm của Phòng GD&ĐT và các trường trung học phổ thông huyện Phú Tân.
2.1.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp này để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; thực trạng về quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức tổ chức và quản lý điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường giáo viên trung học phổ thông huyện Phú Tân. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
2.1.3.3. Phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề đánh giá thực trạng, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông huyện Phú Tân, bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; giáo viên cốt cán, giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, bao gồm Tổ trưởng và Tổ phó tổ chuyên môn; Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách của Phòng GD&ĐT Phú Tân.
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát vào tháng 12 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021. Địa bàn khảo sát được thực hiện tại ba trường THPT tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.
2.1.4.3. Tiến hành khảo sát
Đối với hình thức sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã tiến hành theo các bước: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến; gửi đến từng đối tượng khảo sát; tiến hành thu thập số phiếu trưng cầu ý kiến đã gửi.
ảng 2.1: Mô tả địa bàn khảo sát
STT Trƣ ng Giáo viên C n bộ QL
1 Phú Tân 41 4
2 Nguyễn Thị Minh Khai 52 3
3 Vàm Đình 47 3
Tổng 140 10
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Đối với phiếu khảo sát thực trạng: Số phiếu phát ra: 155, số phiếu thu vào: 153, số phiếu hợp lệ: 150.
Đối với phiếu khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất: Số phiếu phát ra: 30, số phiếu thu vào: 30, số phiếu hợp lệ: 30.
Đối với phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi đã trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn 10 người, gồm: 04 CBQLGD và 06 tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán.
Việc xử lý kết quả khảo sát được tác giả sử dụng bằng cách tính điểm trung thông qua thang đo 3 bậc: (3: Rất cấp thiết/ Thường xuyên; 2 Cấp thiết/ Đôi khi; 1: Không cấp thiết/Không thực hiện), điểm trung bình được tính như sau:
TB = (SLx1 + SLx2 + SLx3)/ Tổng SL
SL: Số lượng Cán bộ, Giáo viên chọn ở bậc thang đo tương ứng.
hội đồng của từng Trường, đến xin được phát phiếu khảo sát và thu lại phiếu sau buổi hợp.
Đối với các phương pháp khảo sát khác: Tùy theo thực tế chúng tôi khảo sát vào thời điểm thích hợp.
2.2. Kh i qu t về tình hình inh tế-x hội và gi o ụ – đào tạo ủ hu n Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư
Phú Tân là một huyện của tỉnh Cà Mau. Huyện Phú Tân được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003, do tách ra từ huyện Cái Nước. Khi thành lập diện tích huyện là 44.595 ha, với dân số 109.642 người. Huyện Phú Tân ở phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau; Đông giáp huyện Cái Nước; Tây giáp vịnh Thái Lan; Nam giáp vịnh Thái Lan và huyện Năm Căn; Bắc giáp huyện Trần Văn Thời. Phú Tân nằm trên trục giao thông Đông – Tây của tỉnh Cà Mau, đầu nối với trục quốc lộ 1A Cà Mau – Năm Căn. Đồng thời, huyện còn nằm trong hành lang ven biển Tây vịnh Thái Lan, là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Đôi Vàm và 8 xã: Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hải, Phú Thuận, Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái và Rạch Chèo.
Trung tâm huyện Phú Tân nằm trên trục giao thông Đông - Tây của tỉnh Cà Mau, đấu nối với trục quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn (tại thị trấn Cái Nước). Huyện Phú Tân nằm trong hành lang ven biển Tây (Vịnh Thái Lan), là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Theo tuyến hành lang này, thị trấn Cái Đôi Vàm là đô thị ven biển Tây, liên kết với các đô thị quan trọng khác dọc theo tuyến đường đê biển Tây như: thị trấn Sông Đốc, khu dân cư cửa Đá Bạc, cửa Khánh Hội. Huyện Phú Tân có điều kiện liên kết với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau để phát triển kinh tế nội địa và kinh tế biển.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Toàn huyện Phú Tân có trên 2.000 hộ đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng. Trong đó có 01 nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản, số còn lại là kinh doanh dịch vụ và hàng kim khí điện máy, dịch vụ thủy sản.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và vùng biển, huy động một cách cao nhất các nguồn lực để phát triển sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững và hướng ra biển để phát triển, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là các công trình quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
2.2.2. Tình hình Giáo dục và đào tạo của huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Tân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, Huyện Ủy, HĐND và UBND huyện Phú Tân. Phòng GD&ĐT đã làm tốt vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch; luôn có sự phối hợp tốt giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các ban ngành, đoàn thể liên quan, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị trường học trong huyện đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được củng cố, bổ sung về số lượng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; mạng lưới trường lớp được phân bố đều khắp đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương; tỷ lệ huy động học sinh các cấp học đến trường ngày càng tăng.
Phòng GD&ĐT tập trung chỉ đạo việc rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên; tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển dụng viên chức ngành giáo dục để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên trong huyện. Học kì I,