8. Bố cục của luận văn
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
2.2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư
Phú Tân là một huyện của tỉnh Cà Mau. Huyện Phú Tân được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003, do tách ra từ huyện Cái Nước. Khi thành lập diện tích huyện là 44.595 ha, với dân số 109.642 người. Huyện Phú Tân ở phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau; Đông giáp huyện Cái Nước; Tây giáp vịnh Thái Lan; Nam giáp vịnh Thái Lan và huyện Năm Căn; Bắc giáp huyện Trần Văn Thời. Phú Tân nằm trên trục giao thông Đông – Tây của tỉnh Cà Mau, đầu nối với trục quốc lộ 1A Cà Mau – Năm Căn. Đồng thời, huyện còn nằm trong hành lang ven biển Tây vịnh Thái Lan, là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Đôi Vàm và 8 xã: Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hải, Phú Thuận, Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Nguyễn Việt Khái và Rạch Chèo.
Trung tâm huyện Phú Tân nằm trên trục giao thông Đông - Tây của tỉnh Cà Mau, đấu nối với trục quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn (tại thị trấn Cái Nước). Huyện Phú Tân nằm trong hành lang ven biển Tây (Vịnh Thái Lan), là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Theo tuyến hành lang này, thị trấn Cái Đôi Vàm là đô thị ven biển Tây, liên kết với các đô thị quan trọng khác dọc theo tuyến đường đê biển Tây như: thị trấn Sông Đốc, khu dân cư cửa Đá Bạc, cửa Khánh Hội. Huyện Phú Tân có điều kiện liên kết với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau để phát triển kinh tế nội địa và kinh tế biển.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Toàn huyện Phú Tân có trên 2.000 hộ đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng. Trong đó có 01 nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản, số còn lại là kinh doanh dịch vụ và hàng kim khí điện máy, dịch vụ thủy sản.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và vùng biển, huy động một cách cao nhất các nguồn lực để phát triển sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững và hướng ra biển để phát triển, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là các công trình quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.