8. Bố cục của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NVSP giáo viên
3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp
Giúp cán bộ quản lý tự nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV .
Làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung những giải pháp thực hiện để quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV đạt hiệu quả cao nhất. Đánh giá tình hình đội ngũ thông qua hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV .
Để khen thưởng, động viên, khuyến khích thầy cô giáo không những làm tốt mà còn làm tốt hơn trong các hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Để quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần quan tâm công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện. Nội dung kiểm tra tập trung vào một số khâu sau:
Kiểm tra mức độ phù hợp của kế hoạch với việc quản lý mục đích, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, và tính khả thi.
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch cần chú ý kiểm tra về nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng và tiến độ thực hiện như thế nào, có đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra không?, mức độ đạt đến đâu?…
Kiểm tra kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng thông hiệu quả bồi dưỡng của giáo viên theo định kỳ và cuối năm học.
Trong quá trình hoạt động để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của mình, nếu các thành viên làm tốt, xuất sắc thì được khen thưởng và nếu vi phạm kỉ luật thì bị xử phạt. Để làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tức là đảm bảo tính khoa học, làm chặt chẽ bảo đảm tính công bằng, khách quan, kịp thời thì cần có cơ sở pháp lý cụ thể là:
Chương IV- Điều 105 Luật Giáo dục: khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về giáo dục: “Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định pháp luật”.[29].
Chương IV- Điều 34 Điều lệ trường trung học - Khoản 1- Khen thưởng và xử lý vi phạm: “Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác”.[5].
Nếu công tác khen thưởng thực sự là tốt, kịp thời, đúng người, đúng việc, bảo đảm khoa học thì có tác động tích cực và có ý nghĩa to lớn đến việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường. Thông qua các hình thức hoạt động thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường bằng những phong trào thi đua đan xen nhau, đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, đặc biệt là các phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”; phong trào thi đua thực hiện kỷ cương, nề nếp giảng dạy theo tinh thần cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”
Vấn đề khen thưởng đã được ghi trong điều lệ trường trung học – Chương VI - Điều 17 khen thưởng “ Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc nghiên cứu khoa học, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục, hoặc phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vụ gây lãng phí ngân sách, tổn thất tài sản hoặc sử dụng không đúng mục đích, sẽ được khen thưởng” [5].
Từ đó, ta thấy rằng có nhiều hình thức thi đua, khen thưởng nhiều mặt cho cá nhân, đơn vị trong hoạt động BỒI DƯỠNG NVSP CHO GV nên tập trung vào các nội dung:
Khen thưởng những giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động, các hội thi về nghiệp vụ sư phạm.
Khen thưởng những giáo viên đạt thành tích xuất sắc từng mặt của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV .
Khen thưởng những giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong toàn đợt bồi dưỡng.
3.2.6.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp
Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng cần tổ chức họp Ban tổ chức để đánh giá lại quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV . Trong cuộc họp cần đưa ra những ý kiến khách quan, trung thực, tránh bệnh thành tích, không công bằng, có như vậy mới chỉ ra được những ưu điểm để tiếp tục phát huy, cũng như những hạn chế để khắc
phục.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá lại tình hình đặc điểm của đội ngũ, các điều kiện chủ quan cũng như khách quan khác của đơn vị, những mặt hạn chế yếu kém trong quá trình quản lý để đề ra những giải pháp thiết thực, nhằm giúp cho quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tổ chức chức phát động và cho giáo viên đăng ký thi đua, trong đó chú ý các cam kết hưởng ứng, thi đua thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, các hoạt động phong trào của trường, của ngành và đặc biệt chú ý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Công khai mức thưởng và các nguồn quĩ thực hiện khen thưởng cho toàn thể giáo viên để động viên, khuyến khích họ tích cực hưởng ứng.
3.3. Khảo nghiệm tính ấp thiết và tính hả thi ủ biện ph p
3.3.1. Các bước trưng cầu ý kiến
Trên đây là các biện pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng nhiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Phú Tân trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở các trường THPT huyện Phú Tân. Qua đó, để đánh giá và khẳng định về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Để khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (phụ lục 2). Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.
Chúng tôi đã chọn 30 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi đang tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THPT huyện Phú Tân.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THPT huyện Phú Tân, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu:
- Nhận thức về mức độ cấp thiết, gồm 03 mức độ: Rất cấp thiết; cấp thiết và không cấp thiết.
- Nhận thức về tính khả thi, gồm 03 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Điểm trung bình được tính như sau:
TB = (SLx1 + SLx2 + SLx3)/ Tổng SL
SL: Số lượng Cán bộ, Giáo viên chọn ở bậc thang đo tương ứng.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Nhằm đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp, tác giả tiến hành khảo sát 30 chuyên gia là cán bộ quản lý của các trương THPT trong huyện, kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết TB SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
23 76,7 7 23,3 0 0,0 2,77
2
Đánh giá, phân loại giáo viên theo tiêu chí NVSP làm cơ sở cho việc tổ chức bồi dưỡng
18 60,0 12 40,0 0 0,0 2,60
3
Thành lập Ban tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡngNghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
24 80,0 6 20,0 0 0,0 2,80
4 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động tự bồi dưỡng của giáo viên 22 73,3 8 26,7 0 0,0 2,73
5 Tăng cường công tác tự học, tự bồi
dưỡng của giáo viên 20 66,7 10 33,3 0 0,0 2,67
6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi
dưỡng giáo viên 21 70,0 9 30,0 0 0,0 2,70
(Nguồn: Khảo sát 30 chuyên gia)
Qua bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá các biện pháp đều rất cấp thiết, trên 60% các chuyên gia đều đánh giá các biện pháp đều rất cấp thiết và còn lại các chuyên gia đánh giá các biện pháp ở mức cấp thiết để thực hiện. Trong đó biện pháp “Thành lập an tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡngNghiệp vụ sư phạm cho giáo viên” và “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV” được nhiều các chuyên gia đánh giá ở mức rất cấp thiết lần lượt là 80% và 76% chuyên gia đánh giá ở mức này.
3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tạo cơ sở thực hiện các biện pháp, tác giả tiến hành khảo sát 30 chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp, kết quả được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi TB SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV
14 46,7 16 53,3 0 0,0 2,47
2
Đánh giá, phân loại giáo viên theo tiêu chí NVSP làm cơ sở cho việc tổ chức bồi dưỡng
13 43,3 14 46,7 3 10,0 2,33
3
Thành lập Ban tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
12 40,0 15 50,0 3 10,0 2,30
4 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động tự bồi dưỡng của giáo viên 16 53,3 14 46,7 0 0,0 2,53 5 Tăng cường công tác tự học, tự bồi
dưỡng của giáo viên 9 30,0 13 43,3 8 26,7 2,03
6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi
dưỡng giáo viên 17 56,7 13 43,3 0 0,0 2,57
(Nguồn: Khảo sát 30 chuyên gia)
Từ bảng 3.1 và 3.2 vẽ đồ thị tương quan điểm trung bình giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi như sau:
Hình 3.1. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi
(Nguồn: Khảo sát 30 chuyên gia)
Bảng 3.2 cho thấy hai biện pháp “Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên” và “Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên” được đánh giá là rất khả thi với 56,7% và 53,3% chuyên gia đã đánh giá. Vì thế trong thời gian tới các Trường nên tập trung ưu tiên thực hiện hai biện pháp này.
Bên cạnh đó biện pháp “Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên” có số lượng chuyên gia đánh giá ở mức rất khả thi ít nhất chỉ có 9 chuyên gia đánh chiếm tỷ le65 30%. Nên biện pháp này rất cần sự căn nhắc, cũng như xem xét kỹ trước khi thực hiện.
Tiểu ết hƣơng 3
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, trong Chương 3 này chúng tôi đã đề xuất bảy biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường THPT huyện Phú Tân trong giai đoạn hiện nay với sáu biện pháp được đề xuất đó là:
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV;
Thứ hai, Đánh giá, phân loại giáo viên theo tiêu chí NVSP làm cơ sở cho việc tổ chức bồi dưỡng;
Thứ ba, Thành lập Ban tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên;
Thứ tư, Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên; Thứ năm, Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên;
Thứ sau, Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
Việc đề xuất các biện pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lý luận với thực tiễn. Qua trao đổi với CBQL, cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn và giáo viên cốt cán các trường THPT huyện Phú Tân, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng tình về tính cấp thiết và khả thi của 6 biện pháp cũng như nội dung và cách thực hiện của từng biện pháp.
Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu: phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau theo hướng chuẩn hoá, chuyên môn hóa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết uận
Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới giáo dục, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là điều tất yếu và đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đổi mới.
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng và các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên THPT huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát thực trạng công tác quản lý và công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Phú Tân. Qua điều tra cho thấy công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các trường này đang phát triển mạnh mẽ, công tác bồi dưỡng đã đi vào nề nếp và có chiều sâu.
Công tác quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường đã có sự đổi mới và chuyển biến. Quản lý công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng đang được áp dụng thông qua sáu nhóm sau:
* Quản lý mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
* Quản lý nội dung, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. * Quản lý các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. * Quản lý các hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. * Quản lý các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
* Quản lý kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Tuy nhiên qua điều tra cho thấy việc thực hiện sáu nhóm biện pháp quản lý của hiệu trưởng chưa được thống nhất và đồng bộ là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, công tác quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt và quan trọng. Vì đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt đem đến chất lượng dạy và học của các nhà trường. Chất lượng của đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại cũng như phát triển của nhà trường. Để công tác quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của các hiệu trưởng thực sự có hiệu quả, chính các hiệu trưởng phải nắm vững lý luận quản lý, kết hợp hài hoà với khoa học, lý luận giáo dục, tâm lý để tìm ra các biện pháp khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, làm công tác bồi dưỡng hướng tới mục tiêu giáo dục, để làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên cần có sáu biện pháp sau:
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV;