Biện pháp 3: Thiết lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 85)

8. Bố cục của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban tổ chức

chức hoạt động BDNVSP cho GV

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

GV thông qua việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GV .

Để thực hiện chức năng quản lý hoạt động BỒI DƯỠNG NVSP CHO GV một cách bài bản hơn, chặt chẽ hơn, có chiều sâu, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Ban tổ chức là trung tâm điều hành, quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV. Kết quả của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hiệu quả hoạt động của Ban tổ chức. Vì vậy, khi thành lập Ban tổ chức cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

Về nhân sự: Trưởng ban tổ chức phải là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn. Phó trưởng ban là các Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn. Các thành viên Ban tổ chức là các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng Văn phòng, Bí thư Đoàn thanh niên và Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Về phân công nhiệm vụ: Để từng thành viên của Ban tổ chức hoạt động có hiệu quả, có trách nhiệm thì việc phân công nhiệm phải cụ thể, rõ ràng và chi tiết.

Về công tác kiểm tra: Trưởng ban tổ chức phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên, hàng tháng và cuối mỗi học kỳ phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. Có như vậy mới phát huy được hết khả năng, vai trò của các thành viên Ban tổ chức, hạt nhân quyết định hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV .

Để việc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV đạt hiệu quả cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban tổ chức. Cụ thể, cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví von lập kế hoạch bắt từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đó mộc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí còn không biết rõ phải tổ chức và khai thác cái gì nữa. Không có kế hoạch nhà quản lý và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu.

Vì vậy, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải được xây dựng đúng qui trình, cụ thể khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Hiệu trưởng phải trả lời được 4 câu hỏi sau:

phải mô tả được thực chất chất lượng đội ngũ giáo viên của đơn vị; môi trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng; nhu cầu cần được bồi dưỡng của từng giáo viên; khả năng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức; các điều kiện hỗ trợ khác cho công tác bồi dưỡng giáo viên; khả năng tự bồi dưỡng của giáo viên…

2/ Ta muốn đi đến đâu trong tương lai? (Where do you want to be in the future?). Để trả lời câu hỏi này thì Hiệu trưởng cần xác định cụ thể mục đích, mục tiêu chung, mục tiêu chuyên biệt cần đạt được trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên và các mục đích, mục tiêu trên cần được công bố rộng rãi trong toàn đơn vị.

3/ Làm thế nào để đến đó? (How will we get there?). Để trả lời câu hỏi này Hiệu trưởng cần xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ phận, tổ chức trong nhà trường, các phương pháp, cách thức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

4/ Làm thế nào để đo được sự tiến triển? (How do we measure our progress?). Để trả lời câu hỏi này thì Hiệu trưởng cần xây dựng chế độ thông tin (xuôi, ngược); vạch chuẩn và công cụ đo đạc kết quả để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

Ngoài ra, xây dựng kế khoạch phải huy động được sức mạnh trí tuệ của tập thể, tránh hình thức. Trong kế hoạch cần xác định được nhu cầu, nội dung, hình thức và thời gian tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THPT, cụ thể:

Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

Trước hết, chúng ta cần xác định rằng việc bồi dưỡng NVSP cho GV không phải là sự áp đặt từ phía các nhà quản lý. Giáo viên là người biết rõ nhất mình cần được bồi dưỡng cái gì, do đó việc xác định nhu cầu bồi dưỡng NVSP cho GV là điều kiện cần thiết để hoạt động bồi dưỡng đáp ứng sát thực nhu cầu của giáo viên. Khi xác định nhu cầu bồi dưỡng NVSP cho GV cần chú ý các nội dung sau:

Bồi dưỡng chuẩn hóa. Trên cơ sở thống kê về trình độ chuẩn của đội ngũ của đơn vị, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ. Hiệu trưởng cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp QLGD về thực trạng đội ngũ giáo viên, thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hoá, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá. Ngoài ra cần thực hiện tốt việc tuyển dụng giáo viên. Các giáo viên được tuyển dụng cần phải đạt chuẩn theo quy định và phù hợp với nghiệp vụ sư phạm được đào tạo.

Bồi dưỡng thay sách giáo khoa. Trên cơ sở nhu cầu của giáo viên Hiệu trưởng các trường chủ động liên hệ với lãnh đạo Sở GD&ĐT mở các lớp bồi dưỡng thay sách và tạo điều kiện để giáo viên tham dự nhằm cung cấp cho họ những điểm mới về kiến

thức, về phương pháp dạy cho phù hợp với sự thay đổi của sách giáo khoa.

Bồi dưỡng thường xuyên. Dựa vào nhu cầu cần được bồi dưỡng Hiệu trưởng liên hệ với Sở và có thể tự tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

Bồi dưỡng trên chuẩn. Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế về đội ngũ của đơn vị, hàng năm Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng cùng với lãnh đạo các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn họp xét đề nghị đưa vào danh sách qui hoạch đào tạo sau đại học đối với những giáo viên có năng lực, có nhu cầu. Sau khi thống nhất, danh sách này phải được công bố và niêm yết để toàn thể giáo viên tham khảo trong thời gian 7 ngày. Sau thời gian trên, Hiệu trưởng trình Sở GD&ĐT phê duyệt danh sách qui hoạch đào tạo sau đại học của đơn vị.

Tự bồi dưỡng. Cần tiếp tục thực hiện với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính trên cơ sở cung cấp tài liệu, văn bản và dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên cốt cán. Khuyến khích các hình thức tự học theo nhóm môn học, học trong từng tập thể sư phạm. Yêu cầu mỗi giáo viên phải có sổ tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để thể hiện các nội dung đã nghiên cứu, bồi dưỡng. Hiệu trưởng cũng cần có sổ theo dõi việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên để nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng, đồng thời sổ theo dõi cũng là cơ sở để các cơ quan QLGD có thể kiểm tra để nắm được tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng trong đơn vị.

Xác định nội dung bồi dưỡng NVSP cho giáo viên

Căn cứ vào mục đích bồi dưỡng và nhu cầu cần bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch nội dung bồi dưỡng NVSP cho GV chủ yếu dựa vào các nội dung như:

- Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Thực hiện nội dung bồi dưỡng này chủ yếu là tập trung bồi dưỡng về lí tưởng cho đội ngũ nhà giáo, làm cho họ yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

Thực hiện nội dung bồi dưỡng này làm cho họ hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của công việc họ đang làm để họ yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh

thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

Thực hiện nội dung bồi dưỡng này là xây dựng khối đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

- Bồi dưỡng về năng lực dạy học. Các cấp QLGD, Hiệu trưởng các nhà trường cần cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên phải được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để mỗi giáo viên có nghiệp vụ sư phạm vững chắc, sâu rộng, có năng lực dạy học thực sự, cụ thể:

Bồi dưỡng khả năng xây dựng kế hoạch dạy học. Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

Bồi dưỡng để đảm bảo kiến thức môn học. Giúp giáo viên làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

Bồi dưỡng để đảm bảo chương trình môn học. Giúp giáo viên thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

Bồi dưỡng khả năng vận dụng các phương pháp dạy học. Giúp giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

Bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện dạy học. Giúp giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học một cách hiệu quả làm tăng chất lượng giờ dạy.

Bồi dưỡng khả năng xây dựng môi trường học tập. Giúp giáo viên có khả năng tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bồi dưỡng khả năng quản lý hồ sơ dạy học. Giúp giáo viên xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

Bồi dưỡng khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học

sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

- Bồi dưỡng về năng lực giáo dục. Mỗi giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, họ còn phải có năng lực công tác để tổ chức giảng dạy – giáo dục, các kỹ năng nhận thức và giải quyết các tình huống giáo dục. Vì vậy các cấp QLGD, các nhà trường cũng cần phải cụ thể hóa nội dung này cho giáo viên để họ không ngừng rèn luyện, học tập, rút kinh nghiệm công tác từ bản thân và đồng nghiệp, cụ thể:

Bồi dưỡng khả năng xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục. Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Bồi dưỡng khả năng giáo dục qua môn học. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

Bồi dưỡng khả năng giáo dục qua các hoạt động giáo dục. Giúp giáo viên có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

Bồi dưỡng khả năng giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

Bồi dưỡng khả năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Giúp giáo viên có thể vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

Bồi dưỡng các qui định về đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Giúp giáo viên nắm vững các qui định, qui trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Từ đó có thể đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Bồi dưỡng về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. Thực hiện nội dung bồi dưỡng này nhằm trang bị cho giáo viên khả năng tìm hiểu đối tượng giáo dục. Từ đó, giáo viên có thể có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục; khả năng tìm hiểu môi trường giáo dục để có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học. Cần có kế hoạch bồi dưỡng nội dung này để giúp giáo viên đạt được trình độ tin học nhất định nào đó và khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học phổ biến để có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và dạy học hiện đại. Mặt khác, mỗi giáo viên cũng cần phải học tập, rèn luyện để có một trình độ ngoại ngữ nhất định có thể đọc sách báo tham khảo của nước ngoài, học hỏi thêm những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa, nền giáo dục các nước tiên tiến, có thể khai thác, truy cập Internet, để giáo viên có thể đọc được tài liệu khoa học bộ môn mình dạy của các nước, từ đó có thể bổ trợ cho công tác giảng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)