8. Bố cục của luận văn
2.3.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng đóng vai trò quan trọng đối với công tác bồi dưỡng của Nhà trường và kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý và Giáo viên về hình thức bồi dưỡng được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
ảng 2.9: Kết quả đánh giá về hình thức bồi dưỡng NVSP cho giáo viên
TT Mứ độ Các nhận định Mức độ cấp thiết (%) Mức độ thực hiện (%) (3) Rất cấp thiết (2) Cấp thiết (1) Không cấp thiết TB (3) Thường xuyên (2) Đôi khi (1) Không thực hiện TB
1 Tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu
92,0 51,0 7,0 2,57 26,7 63,3 10,0 2,17
2 Bồi dưỡng từ xa thông qua thông tin đại chúng và băng đĩa
47,3 40,0 12,7 2,35 64,0 29,3 6,7 2,57
3 Tham gia hội thảo, tập huấn, sinh hoạt tổ nghiệp vụ sư phạm
23,3 67,3 9,3 2,14 66,0 30,0 4,0 2,62
4 Phân công giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên mới
26,0 67,3 6,7 2,19 62,7 26,0 11,3 2,51
(Nguồn: Kết quả khảo sát 140 cán bộ quản lý và giáo viên)
Qua bảng 2.9 cho thấy, Cán bộ quản lý và Giáo viên đánh giá việc “tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu” là rất cần thiết nhưng việc này chỉ được Nhà trường và Giáo viên thực hiện ở mức đôi khi. Vì thế trong thời gian tới Nhà trường cần khuyến khích Giáo viên thực hiên tự bồi dưỡng và thường xuyên kiểm tra. Ngoài ra ba hình thức còn lại thì được Cán bộ và Giáo viên đánh giá ở mức cần thiết nhưng được Nhà trường và Giáo viên thực hiện ở mức thường xuyên. Nhìn chung về hình thức bồi dưỡng thì được Cán bộ quản lý và Giáo viên đánh giá ở hai mức rất cần thiết, cần thiết và được Nhà trường thường xuyên thực hiện.