8. Bố cục của luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Các bước trưng cầ uý kiến
Trên đây là các biện pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng nhiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Phú Tân trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở các trường THPT huyện Phú Tân. Qua đó, để đánh giá và khẳng định về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Để khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (phụ lục 2). Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.
Chúng tôi đã chọn 30 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi đang tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THPT huyện Phú Tân.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THPT huyện Phú Tân, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu:
- Nhận thức về mức độ cấp thiết, gồm 03 mức độ: Rất cấp thiết; cấp thiết và không cấp thiết.
- Nhận thức về tính khả thi, gồm 03 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Điểm trung bình được tính như sau:
TB = (SLx1 + SLx2 + SLx3)/ Tổng SL
SL: Số lượng Cán bộ, Giáo viên chọn ở bậc thang đo tương ứng.