Phương pháp và hình thức bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 29 - 31)

8. Bố cục của luận văn

1.3.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT

* Phương pháp bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT

Cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học.

Phương pháp bồi dưỡng là cách thức mà người truyền đạt nội dung để tác động đến người lĩnh hội thông tin, phải phù hợp với nội dung, có kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Người dạy cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập, thảo luận, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới. Một số phương pháp bồi dưỡng mà các trường nên sử dụng để thực hiện việc bồi dưỡng NVSP cho giáo viên của mình như sau:

Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp tọa đàm - trao đổi Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp thuyết trình

Phương pháp bồi dưỡng cần đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: Xemina, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài,…

Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm nghiệp vụ sư phạm. Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.

* Một số hình thức bồi dưỡng có thể áp dụng cho việc BD NVSP cho giáo viên THPT:

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

- Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.

- Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên, tự nghiên cứu tài liệu. Đây là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.

* Quy trình bồi dưỡng có thể áp dụng cho việc BD NVSP cho giáo viên THPT Trong bối cảnh hiện nay việc bồi dưỡng giáo viên được thiết kế cụ thể để đáp ứng nhu cầu, xác định và tập trung theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng. - Xác định loại hình bồi dưỡng.

- Sử dụng đội ngũ giáo viên đã qua bồi dưỡng giàu kinh nghiệm để xác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng.

- Đánh giá mức độ về công tác bồi dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ: Việc bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch mang tính thực tiễn cao hơn. Điều này thể hiện qua các phương diện:

- Xác định những nhu cầu cần thiết của việc học tập, kiểm tra và kiến thức, kỹ năng, phương pháp nào cần được bổ túc, bồi dưỡng.

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng của từng năm học, cấp học, bậc học và khối học, môn học. Mục tiêu phải cụ thể mang tính hoạch định, và tính khả thi, có thước đo đánh giá được. Mục tiêu phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và phát triển giáo dục. Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ đến đích cuối cùng là người học sẽ vận dụng được những gì sau quá trình học tập và tu dưỡng.

- Phương châm bồi dưỡng: Thuận lợi nhất, kết hợp bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Kết hợp bồi dưỡng trong hè và tự bồi dưỡng, đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng.

giảng, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

- Phương thức bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, xây dựng băng hình các tiết dạy minh hoạt sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm; thông qua cách tự học. Tự học, tự nghiên cứu là cách thức bồi dưỡng tốt nhất được kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác ; Bồi dưỡng từ xa bằng phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức hỗ trợ băng hình, băng tiếng.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua vịêc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của công tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của công tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.

Sau 30 năm đất nước đổi mới, hệ thống giáo dục đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước, song các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn còn tiếp tục xây dựng và chưa hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề của khoa học quản lý được vận dụng vào cơ quan giáo dục, các nhà trường đang dần được sáng tỏ. Nhiều vấn đề thực tiễn được tổng kết và bổ sung, hoàn chỉnh. Các vấn đề có tính lý luận như: Kế hoạch hoá giáo dục, kinh tế học giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý trường học, thông tư, chỉ thị, công tác xã hội hoá giáo dục… Nhiều vấn đề đã được cán bộ quản lý giáo dục đi trước và nghiên cứu, đúc kết trở thành nội dung chương trình phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện phú tân tỉnh cà mau 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)