8. Bố cục của luận văn
1.3.4. Các điều kiện phục vụ bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Các điều kiện phục vụ bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT bao gồm: - Về cơ chế chính sách: Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản quyết định chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở vật chất bao gồm các thiết bị đồ dùng dạy học trong các nhà trường và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, có chất lượng, hiệu quả sử dụng cao sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phổ thông.
- Về tài chính: Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên kịp thời, công khai tài chính của trường theo quy định. Kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm, hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả. Kinh phí thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (đối với công chức, thủ trưởng đơn vị); thực hiện theo Mục 3 “Đào tạo bồi dưỡng” của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
1.4. Quản hoạt động bồi ƣỡng NVSP ho gv ở trƣ ng THPT.
1.4.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng.
Hiệu trưởng quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của Hiệu trưởng đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.
Hiệu trưởng quản lý mục tiêu nhằm đảm bảo đi đến mục tiêu đã đặt ra mà không bị chệch hướng.
Hiệu trưởng xác định cho giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tạo điều kiện để giáo viên phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo.
Để tiến hành đánh giá công tác quản lý mục tiêu bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT, tác giả đặt các câu hỏi khảo sát như sau:
Mục tiêu bồi dưỡng sát với kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo của ngành Giáo dục
Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng có lộ trình, có tính khả thi
Phổ biến cho giáo viên nắm được mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Huy động được các lực lượng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng
Hiệu trưởng quan tâm đến tinh thần và thái độ của giáo viên trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Điều chỉnh mục tiêu bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế
1.4.2. Quản lý việc xác định nội dung bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cho từng năm học và cả giai đoạn. Đồng thời tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình. Kế hoạch bồi dưỡng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên được thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Xuất phát từ những vấn đề mới, những vấn đề khó giáo viên còn vướn mắc, Hiệu trưởng phải đề xuất với Phòng GD&ĐT để chỉ đạo các trường thực hiện chuyên đề về những vấn đề đó. Việc làm này đã tháo gỡ cho giáo viên rất nhiều khó khăn đồng thời cũng huy động được trí tuệ tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chất lượng tay nghề của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT được Hiệu trưởng quản lý bằng kế hoạch và luôn chủ động với nhiều hình thức phù hợp, giải pháp sáng tạo thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 2 nhóm chính như sau:
1.4.2.1. ồi dưỡng thường xuyên
Hiệu trưởng phải xây dựng đội ngũ cốt cán cho nhà trường đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu hợp lý. Tạo điều kiện để GV được tăng cường đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến phương pháp tự học tập, tự bồi dưỡng thông qua các hoạt động chia sẻ, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, học từ xa, học qua mạng internet và phát huy tốt vai trò của CBQL trường phổ thông, của GV cốt cán trong quá trình bồi dưỡng.
Hiệu trưởng tổ chức xây dựng nội dung và biên soạn tài liệu đối với phần nội dung bồi dưỡng bắt buộc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng năm học và từng thời kỳ của địa phương.
Đối với các mô đun trong phần nội dung bồi dưỡng tự chọn, thực hiện hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng (được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư 26 và Thông tư 27) để biên soạn tài
liệu bồi dưỡng. Ngoài tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng biên soạn, CBQL trường phổ thông có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác phục vụ việc bồi dưỡng.
Hiệu trưởng chủ động, tích cực triển khai thực hiện việc BDTX đối với CBQL trường phổ thông theo quy định tại Thông tư 26, Thông tư 27 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn có bản liên quan. Đặc biệt, cần chú ý một số vấn đề như: chú ý bồi dưỡng một số năng lực CBQL đang còn thiếu hoặc yếu như năng lực tiếp cận các vấn đề xã hội, năng lực tổ chức các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ; xác định rõ mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục các cấp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục và các trường phổ thông để nắm bắt nhu cầu phong phú của CBQL, từ đó xác định nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý theo yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng; đồng thời, chú ý đổi mới phương pháp bồi dưỡng và hình thức kiểm tra, đánh giá.
1.4.2.2. ồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự phát triển của giáo dục, Hiệu trưởng phải có tác động để giáo viên thấy nhu cầu cấp thiết phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong quá trình dạy học, để không bị tụt hậu về kiến thức, người giáo viên không thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ sư phạm và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm. Hiệu trưởng phải có cơ chế khuyến khích để giáo viên có động lực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm.
Hiệu trưởng có kế hoạch không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thông qua bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Những câu hỏi khảo sát được đặt ra để đánh giá cho phần này như sau:
Có kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên rõ ràng, có lộ trình cụ thể, có tính khả thi
Quán triệt cho giáo viên nắm bắt được nội dung, kế hoạch bồi dưỡng
Tổ chức cho giáo viên thực hiện nội dung, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
viết sáng kiến kinh nghiệm
Chỉ đạo, đôn đốc tổ trưởng nghiệp vụ sư phạm theo dõi việc thực hiện nội dung, kế hoạch bồi dưỡng trong tổ
Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Có biện pháp hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện nội dung bồi dưỡng
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT
Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có hiệu quả.
Hiệu trưởng cần định hướng để giáo viên sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chuyê nghiệp vụ sư phạm, gồm:
- Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp mới. - Phối hợp các phương pháp tích cực.
- Tập trung sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp chuyên gia. Việc xác định phương pháp cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình bồi dưỡng, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung - phương pháp. Khi xác định phương pháp cần nắm được bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức bồi dưỡng, từ đó xác định sự phối hợp các phương pháp một cách phù hợp.
Quản lý đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không có nghĩa là yêu cầu giáo viên phải thay thế các phương pháp bồi dưỡng truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng cho nên phải kết hợp nhiều PPDH. Việc kết hợp đa dạng các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Nội dung để tác giả tiến hành khảo sát cho nội dung này như sau: Quán triệt ý nghĩa phải sử dụng các PP tích cực trong việc bồi dưỡng
Có biện pháp động viên, khuyến khích phối hợp các PP tích cực để bồi dưỡng Hiệu trưởng quản lý giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm lẫn nhau
Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp Theo dõi việc giáo viên sử dụng phương pháp tích cực để bồi dưỡng
1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT THPT
GV khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.
Hiệu trưởng phối hợp với trường sư phạm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gắn với nhu cầu thực tiễn của phát triển giáo dục phổ thông theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT Việt Nam. Phối hợp với các trường tổ chức những Hội thảo để giáo viên có cơ hội thống nhất trong nghiệp vụ sư phạm về các quy chuẩn của giờ dạy mẫu, những biện pháp sư phạm cần tác động trong quá trình hướng dẫn thực hành, thực tế nghiệp vụ sư phạm ở trường phổ thông. Chủ động phối hợp với Trường Sư phạm để giáo viên có điều kiện bồi dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học… hoặc mời giảng viên đại học sư phạm tham gia tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông, hướng dẫn bồi dưỡng cho học sinh giỏi.
Phối hợp các cơ sở giáo dục cùng trực thuộc, cơ sở đào tạo trên địa bàn để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
Nhà trường có quy chế phối hợp với các trường THPT trong huyện để giáo viên thực hiện việc tự bồi dưỡng, thường xuyên trao đổi về nghiệp vụ sư phạm, nhất là đối với bộ môn có ít giáo viên.
Nội dung được tác giả thiết kế để khảo sát cho nội dung này như sau:
Quán triệt cho giáo viên nhận thức đầy đủ các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Hiệu trưởng tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên phù hợp với điều kiện của nhà trường
Quản lý việc giáo viên tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu
Quản lý việc giáo viên bồi dưỡng từ xa thông qua thông tin đại chúng và băng đĩa
Cử giáo viên tham gia hội thảo, tập huấn, tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề trong nhà trường
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP cho GV ở trường THPT ở trường THPT
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên, Hiệu trưởng cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của công tác này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động BDGV.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch BD NVSP cho GV được tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tiến hành BD như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện về CSVC,... cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng hông? Việc tiến hành đánh giá NVSP của GV được thực hiện như thế nào? Sử dụng kết quả đó để làm gì? Để đánh giá được kết quả BD NVSP cho GV cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD, hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
Thu thập thông tin phản hồi, chỉ có kiểm tra ta mới có những thông tin chuẩn và